Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐDS với HĐTM

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 64 - 70)

ĐỒNG DÂN SỰ VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐDS với HĐTM

Khi phân tích ở phần mối liên hệ giữa hai loại hợp đồng trên, chúng ta đã có thể khẳng định chúng khơng hồn tồn độc lập mà có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Nhìn chung, những qui định về quyển sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ, pháp nhân, các nguyên tắc cơ bản trong kí kết hợp đồng và phần qui định về hợp đồng (từ Điều 394 đến Điều 420 ) đều có thể áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng khác nhau. Nếu tiếp tục xem LTM là độc lập thì sẽ dẫn đến tình trạng như hiện nay là các điều luật mâu thuẫn, chồng chéo nhau. Tất cả những bất hợp lí hiện nay trong việc phân biệt giữa vụ án kinh tế, vụ án dân sự và thương mại sẽ được giải quyết triệt để nếu xem Luật thương mại không phải là độc lập mà là một bộ phận chuyên biệt của Luật dân sự, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự, như vậy sẽ khơng cịn phải đặt ra các tiêu chí để phân biệt như đã phân tích ở chương một. Nếu quan niệm như thế LTM sẽ cô đọng hơn nhiều khi chỉ giải quyết những vấn để mang tính đặc thù của từng ngành luật đó. Khi thay đổi quan điểm về ngành luật phải kéo theo các thay đổi tương ứng liên quan đến các thiết chế thực thi ngành luật đó. Hiện nay, Luật kinh

doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 cũng đã thể hiện tỉnh thần như chúng tôi vừa kiến nghị ở trên. Tại khoản 4 Điều 12, luật đã qui định rõ : Những vấn để liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không qui định trong chương này được áp dụng theo qui định củaá Bộ luật dân sự và các qui định khác của pháp luật có liên quan. Cịn riêng về mặt kĩ thuật, việc nhập cả ba luật này vào cùng một luật hay để các bộ luật tổn tại bên cạnh nhau, sau đó trong LTM có những điều luật dẫn chiếu đến BLDS chỉ là vấn đề lập pháp. Thực hiện sự đổi mới trên là một bước tiến bộ trong quan điểm cũng như cách lập pháp của nhà nước ta. Trên thực tế không chỉ riêng các nước Châu Âu mà ngay cả nước Châu Á, gần chúng ta nhất như Nhật Bản cũng đi theo hướng trên. Các qui phạm pháp luật dân sự của Nhật Bản được coi là các qui phạm của luật chung, Bộ luật đân sự được coi là đạo luật chung ( Bộ luật dân sự có đối tượng điều chỉnh là hầu hết các quan hệ lợi ích giữa các chủ thể bình đẳng nhau về địa vị pháp lí), cịn các qui phạm điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lí( các quan hệ của luật tư) trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội có tính đặc thù như thương mại, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, địch vụ... được coi là các qui phạm của luật chuyên ngành. Trong trường hợp có sự khác nhau trong việc điều chỉnh cùng một quan hệ, qui phạm của các đạo luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng so với các qui pghạm tổn tại trong Bộ luật Dân sự.

Và dù có quan niệm 2 ngành luật trên có độc lập hay khơng thì chúng ta cũng phải thống nhất khái niệm pháp nhân. Như đã phân tích ở phần chủ thể, pháp nhân dân sự, thương mại và kinh tế khơng đồng nhất với nhau. Điều này gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh khi xác định địa vị pháp lí của mình. Khái niệm pháp nhân được đặt ra trong nền kinh tế là nhằm để tách bạch tài sản trong hoạt động kinh doanh. Nghĩa là khi có rủi ro xây ra tổ chức kinh tế là pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sắn. Trên cơ sở đó thì hai yếu tố có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản đó phải là thuộc tính của pháp nhân. Điều 94 BLDS lại đi tìm dấu hiệu “có cơ cấu tổ chức” để xác định pháp

cấu tổ chức riêng, song không phải mọi tổ chức, đơn vị đều là pháp nhân. Ví như các xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh thời kế hoạch hố trên thực tế chưa hề tổn tại thực sự như một pháp nhân, vì chúng khơng có tài sản riêng tổn tại độc lập với tồn bộ phần cịn lại thuộc sở hữu nhà nước và chúng không thực hiện chế độ trách nhiệm hữu hạn” Vậy nên thống nhất khái niệm pháp nhân theo hướng qui định các đặc điểm của pháp nhân như sau :

+ Là tổ chức được thành lập hay thừa nhận một cách hợp pháp; + Có tài sản riêng;

+ Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản đó;

+ Có tư cách pháp lí độc lập và có thể là nguyên đơn hay bị đơn trước các cơ quan tài phần.

Như đã phân tích ở trên, khái niệm thương mại trong LTM của nước ta được hiểu theo nghĩa hẹp. Điều này dẫn đến nhiều bất cập.

Thứ nhất, nó tạo nên sự bất tương thích với khái niệm kinh doanh được sử dụng trong luật đoanh nghiệp (khái niệm kinh doanh trong các đạo luật được hiểu theo nghĩa rộng và gần như tương thích với khái niệm thương mại trong khn khổ các hiệp định của WTO). Mâu thuẫn phát sinh ở chỗ là hành vi kinh doanh đã bao hàm hành vi thương mại.

Thứ hai, trong thực tiễn áp dụng luật thì xung đột pháp luật cũng có thể xây ra trong việc Việt Nam thực hiện Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các bản án và phán quyết của trọng tài nước ngoài. Những bản án của toà án và phán quyết của trọng tài nước ngoài trong các tranh chấp thương mại bao gồm nhiều vấn để nằm ngoài phạm vi khái niệm thương mại theo pháp luật Việt Nam. Liệu tồ án Việt Nam có cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi có nội dung và phạm vi nằm ngồi khái niệm thương mại của pháp luật Việt Nam như thế khơng ? Ở đây có thể có hai khả năng xảy ra và tồ án có thể xử xự theo một trong hai cách đó. Cách thứ nhất là tồ án Việt Nam có thể coi bản án hoặc phán

quyết của trọng tài nước ngoài trong tranh chấp thương mại là một dạng của tranh chấp kinh tế và sẽ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Cách thứ hai là toà án sẽ từ chối công nhận bản án hoặc phán quyết về tranh chấp thương mại nếu như nội dung của tranh chấp liên quan đến những vấn đề nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của LTM. Cách lựa chọn thứ nhất đòi hỏi các thẩm phán Việt Nam phải hiểu thương mại theo nghĩa rộng. Cách hiểu thứ hai sẽ dẫn tới Việt Nam thực hiện không đầy đủ các qui định cuẩ Công ước New York 1958 về việc công nhận và cho thi hành các bản án và phán quyết của trọng tài nước ngoài.

Thứ ba, cách tiếp cận thương mại theo nghĩa hẹp sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc đàm phần, kí kết và thực hiện các cơng ước quốc tế và các hiệp định song phương và đa phương có liên quan đến thương mại. Ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN ( AFTA). Nếu hiểu thương mại theo nghĩa hẹp thì Việt Nam khó có thể tham gia vào hiệp định quan trọng này. Trong các hiệp định thương mại SOnE phương, sự bất tương thích này cũng nổi cộm, chẳng hạn, Việt Nam đàm phán để kí kết hiệp định thương mại với Hoa Kì. Sự bất tương thích trong khái niệm thương mại đã bộc lộ rõ. Nếu hiểu thương mại theo nghĩa hẹp thì hiệp định chỉ bao gồm các vấn để về mua bán hàng hố. Tuy nhiên, trong thực tế thì hiệp định thương mại Việt - Mĩ (dự thảo) bao gồm cả những vấn đề liên quan đến dịch vụ, đầu tư, thuế.

Như vậy, quan niệm khái niệm thương mại như trên sẽ dẫn đến rất nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng. Vấn để đặt ra là có nên mở rộng khái niệm thương mại theo nghĩa rộng? Về việc này có các quan điểm sau:

- Quan điểm thứ nhất: Khơng thể mở rộng phạm vỉ LTM theo nghĩa rộng - vì cho rằng:

+ Cần tính đến đặc điểm của Việt Nam là một nước khơng có truyền thống pháp luật thương mại lâu đời, Luật thương mại 1997 tuy đã được ban hành, song chưa thâm nhập vào đời sống pháp lí, thẩm phán cũng như giới kinh doanh chưa dựa vào

dịch thương mại. Vì lẽ đó cần tăng cường xây dựng các qui phạm mang tính khả thi, hơn là nghĩ tới việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của một đạo luật chưa bám sát đời sống thực tiễn.

+ Không thể mở rộng phạm vi LTM đến mức tương thích Điều 1, Luật mẫu. của UNCITRAL. LTM chỉ là một bộ phận được pháp điển hố của pháp luật thương mại. Nói cách khác, bên cạnh LTM vẫn cần phải có các văn bản pháp luật khác điều chỉnh các hành vi mang tính thương mại.

- Quan điểm thứ hai: Nên mở rộng phạm vi thương mại vì những bất cập của nó đã được nêu ở trên.

Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai bởi lẽ:

+ Nếu để cho nhiều văn bản khác nhau điều chỉnh các hành vi mang tính thương mại thì sẽ dẫn đến tình trạng các văn bản chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau như vậy sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện cũng như áp dụng luật.

+ LTM hiện hành khơng có tính khả thi là do các qui phạm chung chung, chưa sâu sát với tình hình thực tế do đó khơng thể lấy lí do là nước ta chưa có truyền thống pháp luật thương mại lâu đời để chỉ sửa đổi những bất cập trong LTM hiện hành mà khơng mở rộng phạm vi điều chỉnh của nó. Nếu chỉ sửa đổi một số qui phạm bất cập mà không mở rộng phạm vi điều chỉnh thì LTM sau một thời gian áp dụng lại phải sửa đổi hoặc hủy bỏ như vậy sẽ khơng đảm bảo được tính ổn định, tính dự đốn trước của pháp luật.

+ Khi LTM được mở rộng phạm vi điểu chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao lưu và hội nhập kinh tế thế giới.

KẾT LUẬN

Qua phần phân tích ở trên, tơi thấy cần phải:

1. Xem Luật thương mại là bộ phận chuyên biệt của Luật dân sự, tuân thủ nguyên tắc chung của Luật dân sự

2. Thống nhất chế định pháp nhân trong BLDS với LTM 3. Mở rộng quan niệm thương mại theo nghĩa rộng

4. Thống nhất LTM theo hướng xem BLDS là luật gốc, tuân thủ những nguyên tắc của BLDS và mở rộng khái niệm thương mại.

5. Mở rộng phạm vi chủ thể và chú trọng đến bản chất tạo lập hợp đồng để có thể đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể.

Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ bé của tơi, nhằm góp phân hồn thiện pháp luật về hợp đồng, nhất là pháp luật về HĐKT. Được thực hiện trong điểu kiện vốn kiến thức và thực tiễn của người nghiên cứu còn nhiều hạn chế, thời gian lại quá hạn hẹp nên để tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết đáng kể. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để sửa chữa và tiếp tục hồn thiện để tài này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 64 - 70)