Sự bất cập của quan niệm “hai ngành luật độc lập” trước sự đổi mới của nền kinh tế

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 60 - 63)

ĐỒNG DÂN SỰ VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1.3. Sự bất cập của quan niệm “hai ngành luật độc lập” trước sự đổi mới của nền kinh tế

của nền kinh tế

Như chúng ta đã phân tích ở trên, quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự đều điều chỉnh quan hệ hàng- tiền nhưng chúng khác nhau ở mục đích kinh doanh và mục đích tiêu dùng. Vậy khi nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển thì quan niệm “hai ngành luật độc lập” cùng với các tiêu chí phân biệt chúng có cịn phù hợp với thực tế khơng? Chúng ta hãy xem xét ví dụ về việc mua bán nhà ở trong hai trường hợp sau :

+ Trường hợp 1: Hai cá nhân có đây đủ năng lực hành vi dân sự A và B. A có nhu cầu bán nhà ở để lấy tiền cịn B có nhu cầu mua nhà để ở. Sau khi đã thoả thuận xong, họ cùng lập hợp đồng mua bán nhà.

+Trường hợp 2 : Pháp nhân C có chức năng kinh doanh nhà ở để kiếm lời kí kết hợp đồng mua bán nhà ở với cá nhân D. Sau khi đã thoả thuận xong, họ cùng lập hợp đồng mua bán nhà.

Trong cả hai trường hợp trên, cá nhân A và D đều phải nộp thuế chuyển quyển sử dụng đất và thuế sử dụng đất còn cá nhân B và pháp nhân C đều phải nộp thuế trước bạ 5 %. Như vậy, hai hợp đồng trên có khác gì về bản chất hay khơng?

Có cần phải tách hai quan hệ vốn có cùng bản chất cho hai ngành luật khác nhau điều chỉnh hay không? Nếu xét về hậu quả của “quan niệm hai ngành luật” cùng với mục đích như trên chúng ta sẽ thấy ngay sự bất hợp lí giữa chúng. Khơng thể lí giải được một cách thuyết phục tình trạng cùng mua một chiếc ti vi ở cùng một cửa hàng thương mại nhưng nếu người mua với mục đích tiêu dùng thì hợp đồng được xem là hợp đồng dân sự cịn nếu người mua với mục đích kinh doanh thì hợp đồng được xem là hợp đồng kinh tế. Sự phân biệt này càng trở nên bất hợp lí hơn khi phát sinh tranh chấp về chất lượng chiếc tỉ vi. Hai chiếc tỉ vi đều hồng một bộ phận như nhau nhưng hai người mua có hai mục đích mua khác nhau nên tranh chấp được đem ra xử lí ở hai cơ quan tài phán khác nhau và những biện pháp chế tài khác nhau.

Như vậy, khi kinh tế phát triển thì ranh giới giữa luật dân sự và LTM đã tiến tới gần nhau đến mức khơng cần có hai ngành luật để điều chỉnh nữa. Những người theo trường phái Luật dân sự truyền thống cũng phản đối quan điểm “hai ngành luật độc lập” với lí do:

+ Các quan hệ kinh tế nói trên thuộc phạm vi điểu chỉnh của Luật dân sự, chỉ có một sế nét đặc thù phát sinh từ nền kinh tế XHCN.

+ Các phương pháp điều chỉnh của LTM chỉ là sự gán ghép gượng gạo những phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự và Luật hành chính.

Chúng tơi cũng đồng ý với quan điểm trên, bởi lẽ hiện nay khi các quan hệ kinh tế, dân sự ngày càng xích dần nhau đối tượng điều chỉnh của LTM theo cách hiểu cũ ngày càng trở nên bất cập; còn phương pháp điêu chỉnh quyền uy ngày nay khơng cịn tổ ra có hiệu quả nữa vì xuất phát từ sự thay đổi các quan hệ sở hữu trong đời sống kinh tế dẫn đến vai trò kinh tế của nhà nước cũng phải thay đổi một cách cơ bản; thay vì trực tiếp quần lí kinh tế bằng chỉ tiêu, pháp lệnh, Nhà nước phải quản lí vĩ mơ bằng pháp luật.

Để có thể thấy được mối quan hệ giữa luật dân sự và luật thương mại, chúng ta hãy xem xét quyển Luật thương mại và dân sự của các nước tư bản chủ nghĩa của tác giả Vaxilép4 Vấn đề quan hệ giữa Bộ luật dân sự và Bộ luật thương mại trong hệ thống pháp luật của một số nước Châu Âu, phản ánh sự phân chia luật tư (private law) thành hai nhánh từ những năm của thời kì xã hội phong kiến. Theo tác giả Vaxilép. E.A, sự phân chia của luật tư ở những nước này là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do tính đẳng cấp khép kín của xã hội phong kiến lúc đó.

Thứ hai, do tính đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của tầng lớp thương nhân. Ngồi ra, cịn có những nguyên nhân ngẫu nhiên khác, cũng đã tác động ảnh hưởng đến sự biệt lập của luật thương mại, thí dụ như lúc đó nhà thờ đưa ra những

điểu cấm về hành vi cho vay lấy lãi cho nên tồn bộ hoạt động tín dụng là lĩnh vực hoạt động riêng biệt cuá những người Do Thái và các chủ cầm đồ trong suốt thời gian dài.

Châu Âu thời kì trung cổ, đặc biệt là ở Italia, có sự phân chia đẳng cấp rõ rệt trong cấu trúc xã hội của mình. Đến khi các quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ thì bên cạnh pháp luật dân sự đang tên tại lúc đó, kế thừa những đặc thù kinh điển của jus civile (Luật La Mã), luật thương mại cũng đã xuất hiện. Luật thương mại lúc đó bao gồm các tập quán trong hoạt động của các thương nhân, và do vậy, lúc đầu, nó là luật của giới thương nhân. Như vậy, trong một chừng mực nhất định, nhân tố kém phát triển của pháp luật dân sự, không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại đang diễn ra rất năng động lúc đó- là nhân tố cũng góp phần vào sự kiện này. Sở dĩ pháp luật dân sự không đáp ứng được với sự tiến hố nhanh chóng của các quan hệ xã hội là do tính hình thức và bảo thủ của nó. Cùng với sự mở rộng, phát triển của quan hệ thương mại, các ranh giới phân biệt đẳng cấp trong xã hội cũng bị xố bỏ và luật thương mại lúc này khơng chỉ phục vụ cho những quan hệ của giới thương nhân. Nhiều qui phạm và nguyên tắc của nó đã được pháp luật dân sự tiếp nhận, góp phần phát triển và phong phú thêm cho pháp luật dân sự, làm cho pháp luật dân sự trở nên thích ứng hơn với những địi hỏi hay thay đổi của giao lưu thương mại. Sự hoà nhập của nhiều qui phạm của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại đã dẫn đến kết quả nhiều nước Châu Âu sau đó đã từ chối, khơng chấp nhận sự phân nhánh (dualizm) của luật tư. Thí dụ như Hà Lan và Italia, lúc đẫu có sự tách biệt giữa luật dân sự và luật thương mại, sau đó Bộ luật thưong mại bị bãi bỏ, chỉ cịn giữ lại Bộ luật dân sự. Còn một số nước vẫn duy trì sự phân nhánh (dualizm) này thì cũng chỉ có tính ước lệ, tương đối và hình thức. Giữa các qui phạm của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại khơng cịn rào chắn khơng thể vượt qua nữa, và nhiều quan hệ không phải dễ dàng xác định ngay được nó thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự hay luật thương mại.

Ngày nay, xu hướng của nhiễu nước là không coi luật dân sự và luật thương mại là độc lập mà coi bộ luật dân sự là luật gốc, luật mẹ, còn luật thương mại hay kinh tế là luật con, tuân thủ những nguyên tắc của luật mẹ. Chính vì thế, có nước đã nhập luật thương mại và dân sự lại như ở Italia, BLDS và BLTM ra đời năm 1865 nhưng đến năm 1942 thì ban hành BLDS mới, kết hợp luật dân sự và luật thương mại. Cịn ở Pháp, người ta vẫn duy trì Luật thương mại bên cạnh luật dân sự nhưng bộ luật thương mại củaá Pháp được ban hành năm 1807 cũng được tỉnh giản nhiều. Bộ luật này có 4 phần, nay một phần đã hết hiệu lực hoàn toàn, các phần khác cũng bị rút gọn đáng kể. Như ở phần 2 gồm 13 chương nay chỉ còn một chương về thời hiệu.

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 60 - 63)