Phân biệt những trường hợp áp dụng LTM hay BLDS

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 2 MỐI QUAN HỆ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠ

2.3. Phân biệt những trường hợp áp dụng LTM hay BLDS

Khoản 3 Điều 4 LTM có quy định “hoạt động thương mại khơng được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự”.

Theo đó, đối với những trường hợp chưa được pháp luật thương mại quy định thì sẽ áp dụng BLDS.

Một trường hợp khác, như đã nói ở trên, quyền lựa chọn áp dụng pháp luật thương mại trong trường hợp giao dịch với thương nhân thuộc về người không phải là thương nhân. Khi đó, nếu những người khơng phải là thương nhân lựa chọn khơng áp dụng LTM thì BLDS sẽ được áp dụng.

Ngoài ra, khoản 2 và 3 Điều 4 BLDS năm 2015 quy định:

2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”

3. Trường hợp luật khác có liên quan khơng quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

Theo đó, nếu trong LTM (hoặc các luật khác có liên quan) có quy định về một vấn đề nào đó mà quy định này trái với nguyên tắc cơ bản của BLDS thì BLDS vẫn được áp dụng.

Sau đây là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được xác định tại Điều 3 BLDS:

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, khơng được lấy bất cứ lý do gì để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo vệ bình đẳng về quyền nhân thân và quyền tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình theo cam kết, thỏa thuận tự do, tự nguyện. Mọi lời hứa, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, khơng vi phạm đạo đức xã hội đều có giá trị đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ dân sự của mình.

Tóm lại, tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng BLDS hoặc LTM. Để tránh tranh chấp phát sinh từ các cách hiểu khác nhau, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, các bên trong hợp đồng cần nắm rõ các quy định của pháp luật để tham khảo và áp dụng phù hợp.

Trước hết, mối quan hệ giữa bộ luật dân sự và luật thương mại là mối quan hệ giữa thông luật và tư luật. Theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự, quan hệ dân sự bao gồm quan hệ mua bán và quan hệ thương mại. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại thì “hoạt động thương mại khơng được điều chỉnh trong Luật Thương mại, khơng được điều chỉnh trong các luật khác thì áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự”. Các quy định này thiết lập mối quan hệ thông luật và luật tư giữa bộ luật dân sự và luật thương mại. Như vậy, trong trường hợp chưa điều chỉnh được Luật Thương mại thì sẽ áp dụng Bộ luật Dân sự.

Trích dẫn nguyên tắc này, trong trường hợp “bên tham gia hoạt động phi lợi nhuận” lựa chọn không áp dụng luật thương mại trong các trường hợp nêu trên thì Bộ luật Dân sự sẽ được ưu tiên áp dụng.

Tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng Bộ luật Dân sự hoặc Luật Thương mại. Để tránh tranh chấp do cách hiểu khác nhau, các bên trong hợp đồng cần hiểu rõ các quy định của pháp luật để tham khảo phù hợp.

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 40 - 42)