Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của hai ngành luật độc lập trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 57 - 60)

ĐỒNG DÂN SỰ VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1.2. Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của hai ngành luật độc lập trong nền kinh tế thị trường hiện nay

hai ngành luật độc lập trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Khi LTM và BLDS được xem là hai ngành luật độc lập thì hệ quả tất yếu là chúng có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Khi nghiên cứu phần này, chúng tôi sẽ không đi sâu vào việc phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của từng ngành luật mà sẽ làm nổi bật điểm khác nhau cơ bản giữa hai ngành luật đó bằng cách so sánh chúng với nhau trên cơ sở lấy đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của LTM để làm nền.

Đối tượng điều chỉnh cuẩ LTM là những quan hệ kinh tế do LTM tác động vào, bao gồm các nhóm quan hệ phát sinh trong q trình quản lí kinh tế và nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Những nhóm quan hệ này đều có đặc điểm chung là có mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, chúng có đặc trưng riêng biệt.

Quản lí kinh tế hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động được thực hiện thông qua tồn bộ các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ít nhiều thực hiện chức năng quần lí kinh tế của Nhà nước. Từ Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước đến các cơ quan chấp hành và điều hành và cả các cơ quan tư pháp đều thực hiện chức năng quản lí kinh tế. Các cơ quan chấp hành và điều hành chức năng chủ yếu là quần lí nền kinh tế quốc dân. Các cơ quan tư pháp thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật trong quản lí kinh tế của Nhà nước. Đối tượng quản lí của các cơ quan này là các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm hướng các hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng pháp luật cuá Nhà nước.

Với cách hiểu khái niệm quản lí kinh tế như vậy, chúng ta có thể xác định được đặc điểm và các loại quan hệ quản lí kinh tế: Quan hệ quản lí kinh tế phát sinh và tổn tại giữa các cơ quan quần lí và các cơ quan bị quản lí (các doanh nghiệp) khi các cơ quan quản lí thực hiện chức năng quản lí của mình. Chủ thể tham gia quan hệ quản lí ở vào vị trí bất bình đẳng, vì vậy quan hệ này hình thành và thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng. Điều đó có nghĩa là nó phát sinh theo ý chí của cấp quần lí và dựa trên quyết định mang tính chất mệnh lệnh. Chủ thể bị quần lí phải phục tùng mệnh lệnh của cơ quan quản lí. Như vậy, quan hệ quản lí kinh tế có những đặc điểm giống quan hệ quần lí hành chính, nhưng chúng lại khơng đồng nhất với nhau, ví quan hệ quản lí kinh tế gắn liển với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Xuất phát từ khái niệm quản lí kinh tế và đặc điểm của quan hệ quần lí kinh tế, có thể phân loại quan hệ quản lí kinh tế như sau:

Quan hệ quản lí kinh tế theo chiều dọc: Thơng thường, quan hệ quản lí dọc phát sinh giữa cơ quan quản lí cấp trên với cơ quan bị quản lí cấp dưới theo hệ trực thuộc.

Quan hệ quản lí giữa cơ quan quản lí chức năng với các cơ quan quản lí kinh tế có thẩm quyển riêng và cơ quan quản lí có thẩm quyền chung.

Quan hệ quản lí giữa các cơ quan quản lí chức năng với các doanh nghiệp; ví dụ quan hệ giữa cơ quan tài chính với các doanh nghiệp nhà nước về vấn đề quản lí vốn, tài sản của doanh nghiệp. Quan hệ này người ta thường gọi là quan hệ quản lí chéo.

Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất (chế biến, gia công, xây lắp sản phẩm...), tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của LTM, nhóm quan hệ kinh tế này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất. Chúng có những đặc điểm sau: Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh; Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thơng qua hình thức pháp lí như hợp đồng kinh tế hoặc những thoả thuận (ví dụ thoả thuận góp vốn thành lập cơng ty). Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tham gia vào quan hệ kinh tế này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Về phương pháp điều chỉnh của LTM gồm có:

- Phương pháp bình đẳng: Phương pháp này chủ yếu điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Đó là các đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập với nhau. Theo phương pháp này, những vấn để mà các bên tham gia đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng, bàn bạc, thoả thuận. Phương pháp này giống phương pháp bình đẳng, thoả thuận trong BLDS.

- Phương pháp quyền uy: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực quản lí sản xuất kinh doanh. Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí pháp lí khơng bình đẳng, một bên là cơ quan quần lí nhà nước về kinh tế, một bên là các đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc. Bản chất của phương pháp này thể hiện ở chỗ cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế có quyền đưa ra những quyết định bắt buộc đối với đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc. Ở mức độ nhất

Một phần của tài liệu 12 t5 hợp đồng dân sự , hợp đồng thương mại, điểm tương đồng và khác biệt (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w