Kinh nghiệm của thế giới trong việc đẩy mạnh khả năng tiêu thụ nông

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản hàng hóa của việt nam (Trang 32 - 36)

KHả NĂNG TIÊU THụ NÔNG SảN HàNG HOá

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc.

Sau 20 năm cải cách và mở cửa, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã có những bớc phát triển mạnh theo hớng đa dạng hóa ngành nghề và nâng cao năng suất lao động thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nh hình thức quản lý kinh doanh mới. Tuy vậy, nền nông nghiệp Trung Quốc vẫn đứng trớc khó khăn trở ngại đó là:

- Giá cả nhiều loại sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc cao hơn so với giá thế giới do chi phí sản xuất cao, kết cấu hạ tầng kém.

- Hàng nông sản trong nớc khó tiêu thụ, thu nhập của nông dân tăng chậm. Tỷ lệ thu nhập ròng của nông dân giảm dần từ năm 1996: 9%; năm 1997: 4.6%... 2.1% năm 2000 (chủ yếu do sự giảm sút thu nhập từ sản xuất nông

nghiệp). Sự giảm mức thu nhập của nông dân dẫn đến sự suy giảm của chi tiêu, sẽ có những ảnh hởng tiêu cực đến việc mở rộng thị trờng nội địa, sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Nếu thu nhập của ngời nông dân không đợc cải thiện, những rủi ro và bất ổn ở xã hội nông thôn sẽ xuất hiện hoặc gia tăng với những tác hại khó lờng. - Dới tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, tài nguyên nông nghiệp ngày càng khan hiếm, môi trờng bị ô nhiễm nặng nề. Đến năm 1999, diện tích đất nông nghiệp bình quân một lao động nông nghiệp Trung Quốc chỉ là 0,2 ha bằng 1/4 của Thái Lan, 1/25 mức trung bình của thế giới

Xuất phát từ tầm quan trọng đó của nông nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế và những khó khăn mà ngành này sẽ phải đối mặt, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đánh giá ngành này sẽbị tác động mạnh và nhanh hơn các ngành khác.

Trớc những thách thức trên Trung Quốc đã đa ra các chính sách nhằm nâng cao khả năng phát triển nông nghiệp và tăng sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trờng theo những phơng thức nh:

- Thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển theo hớng thị trờng; xây dựng hệ thống quản lý theo các nguyên tắc của WTO; chuyển từ phơng thức quản lý của nhà nớc từ can thiệp trực tiếp vào thị trờng giá cả nông sản sang tăng cờng đầu t cho khoa học công nghệ và đầu t xây dựng cơ bản trong nông nghiệp.

- Điều chỉnh quy hoạch ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp, theo hớng u tiên những ngành có lợi thế và cho xuất khẩu;

- Thu hút nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài; chú trọng công nghệ cao; chuẩn hóa chỉ tiêu/thông số kỹ thuật; phát triẻn ngành công nghiệp chế biến tăng cờng khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản trong nớc. Tăng c- ờng quản lý chất lợng và an toàn vệ sinh hàng nông sản.

- áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số ngành dễ bị tổn thơng hoặc dễ có tác động xấu đến đời sống của ngời nông dân; Vận dụng tổng hợp 5 loại phơng thức thu thuế là thuế theo lợng, thuế theo giá, thuế phức hợp, thuế theo mùa vụ và thuế hạn ngạch. Đối với một số sản phẩm thuế quan cao thì giảm thuế dần theo từng thời kỳ hoặc thay đổi phơng pháp thu thuế. Bên cạnh đó điều chỉnh chính sách nhập khẩu nông sản, ngăn ngừa sự xâm nhập quá mức của nông sản nớc ngoài đối với thị trờng trong nớc bằng cách nh:áp dụng luật hạn chế các sản phẩm xuất khẩu không đánh thuế của Trung Quốc để nâng cao khả năng tiếp cận thị trờng và mở rộng thị phần của các doanh nghiệp trong n- ớc. Sử dụng hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp trong các thoả thuận về nông nghiệp, luật chống trợ cấp,luật chống bán phá giá. Tăng cờng công tác kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, cài tiến phơng pháp kiểm dịch, nâng cao trình độ kiểm dịch để bảo hộ thị trờng trong nớc, bảo đảm môi trờng trong nớc và sức khoẻ của nhân dân. Xây dựng cơ chế phòng chống rủi ro trong mậu dịch hàng nông sản, lơng thực.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thông qua quỹ phát triển (khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu t ra nớc ngoài, tạo điều kiện giải quyết vấn đề liên quan tới các vụ kiện chống bán phá giá, khuyến khích giao dịch điện tử, hỗ trợ đăng ký thơng hiệu, phát triển kết cấu hạ tầng)

- Bảo vệ môi trờng sinh thái thông qua việc xây dựng các khu sinh thái nông thôn, khu phát triển bền vững nông thôn, khu nông nghiệp sạch, khu nông sản sạch, khu nông sản hữu cơ.

Bảng 1.1- Giá trị một số mặt hàng chủ yếu của Trung Quôc

Đơnvị : Triệu tấn

Sản phẩm 2001 2002 2003 2004

Lơng thực 452.62 457.11 430.67 469.67

Hoa quả 65.36 68.09 114.7 152.43

Thịt 63.4 65.9 69.2 72.6

Thủy sản 43.75 45.13 46.9 48.55

Do vậy, sau 3 năm gia nhập WTO từ ngày 11 tháng 12 năm 2001 đến năm 2004 đã có 43,664 hợp đồng đầu t trực tiếp của nớc ngoài vào các ngành nông lâm ng nghiệp với tổng kim ngạch tới 153,48 tỷ USD, vốn sử dụng thực tế là 60,63 tỷ USD. Cùng với việc bố trí lại và tăng cờng đầu t trong nông nghiệp mà 800 triệu nông dân Trung Quốc đang nhận đợc sự cải thiện rõ rệt trong đời sống. Sản lợng lơng thực, thực phẩm, thủy sản... của Trung Quốc tăng dần từng năm sau khi gia nhập WTO (Bảng 1.1) [10]

Ngày nay Trung Quốc đã đứng hàng thứ 8 trên thế giới và đứng đầu Châu

á về xuất khẩu nông sản, có khả năng sẽ trở thành ‘nông trại’ của thế giới

Bớc đi của Trung Quốc về chuyển hóa tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) sau khi gia nhập WTO là những kinh nghiệm rất đáng để chúng ta tham khảo và rút ra đợc một số bài học nh sau :

- Cần tăng cờng đầu t khoa học công nghệ và đầu t xây dựng cơ bản trong nông nghiệp. Điều chình quy hoạch ngành, đặt biệt u tiên những ngành có lợi thế cho xuất khẩu.

- Thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, phát triển công nghiệp chế biến tăng c- ờng khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản trong nớc. Tăng cờng quản lý chất lợng và an toàn vệ sinh hàng nông sản.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thông qua các quỹ phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, tạo điều kiện giải quyết vấn đề liên quan đến các vụ kiện chống bán phá giá, hỗ trợ đăng ký thơng hiệu, phát triển kết cấu hạ tầng.

- Nâng cao trình độ dịch vụ công cộng cơ bản ở nông thôn, từng bớc thực hiện công nghiệp trợ giúp nông nghiệp và yêu cầu thành thị ủng hộ nông thôn.

- Hệ thống chính sách và quản lý liên quan đến nông nghiệp cần có sự thay đổi kịp thời, định hớng cho nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xuất khẩu hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản hàng hóa của việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w