Đổi mới giáo dục và yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 27 - 29)

10. Cấu trúc luận án

1.2. Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu hoc đáp ứng

1.2.1. Đổi mới giáo dục và yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh

Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên mà những thay đổi trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra như vũ bão. Nền kinh tế thế giới đang được tồn cầu hóa một cách mạnh mẽ. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ phát triển vượt bậc. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính tồn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính tồn cầu.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã thơng qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.

Trước yêu cầu về đổi mới giáo dục chuyển từ trang bị kiến thức cho người học sang hình thành và phát triển năng lực thì đổi mới kiểm tra đánh giá là hết sức cần thiết và tất yếu. Yêu cầu đổi mới đánh giá hiện nay phải tập trung vào các xu hướng sau:

- Chuyển từ chủ yếu đánh giá tổng kết sang đánh giá quá trình: đánh giá tại một thời điểm cụ thể kết quả học tập cuối mơn học, khóa học nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá

thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục

đích phản hồi điều chỉnh q trình dạy học;

- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … (đánh giá kiểu truyền thống) sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống (đánh giá hiện đại), đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;

- Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều (học sinh cùng đánh giá – tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau);

- Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào q trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học;

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của cơng cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mơ hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w