Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 47 - 52)

10. Cấu trúc luận án

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá học sinh

theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học

1.4.1. Yếu tố khách quan

- Nhận thức của các cấp quản lý nhà nước về giáo dục về vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học hết sức quan trọng. Từ chỉ đạo của các cấp quản lý nhà nước về giáo dục, thì CBQL trường tiểu học sẽ cụ thể hố dựa trên tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện sao cho đồng bộ và hiệu quả, giáo viên cũng sẽ xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, là nhiệm vụ thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó định hướng cho GV chủ động chuẩn bị các điều kiện, tâm thể cho việc thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học.

- Giáo viên cùng với Ban giám hiệu nhà trường cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền tới tồn thể các bậc phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương tính ưu việt của việc thực hiện đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực, để mọi người hiểu đúng và tham gia điều chỉnh con em trong việc thực hiện đánh giá. Để quản lý tốt hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trong nhà trường địi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân,

các tổ chức trong tập thể nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh đoàn kết.

- Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính có ảnh hưởng lớn tới quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học. Bởi vì, giống như mọi hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng như quản lý đánh giá học sinh, muốn được tiến hành đều phải có nguồn kinh phí, phải được tiến hành trong một điều kiện cơ sở vật chất và môi trường nhất định. Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của trường tiểu học. Quy mô lớp, phân phối giáo viên cho đồng đều là một trong những nhiệm vụ khó khăn đối với CBQL để nhà trường đạt được kết quả dạy học một cách tốt nhất. Đồng thời, sĩ số của học sinh các trường tiểu học hiện nay quá đông, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học.

- Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh về đánh giá học sinh tiểu học theo tiếp cận năng lực cũng có tác động nhất định. Tâm lý khoa cử, trọng bằng cấp của xã hội, của cha mẹ học sinh đã và đang gây sức ép rất lớn cho giáo dục nói chung và hoạt động đánh giá học sinh nói riêng. Cha mẹ học sinh vẫn thích đánh giá bằng điểm số hơn cách đánh giá mới. Tâm lý này còn là nguyên nhân của các hiện tượng học lệch, học tủ, chỉ chú trọng kiến thức hàn lâm, thiếu các năng lực thực hành. Tuy nhiên thay đổi tâm lý của xã hội, của cha mẹ học sinh cần phải có thời gian, có những định hướng và cải cách của nhà nước về giáo dục.

- Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường:

huyện. Trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực, sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng hoạt động. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của nhà trường đạt được mục tiêu đề ra.

1.4.2. Yếu tố chủ quan

- Phẩm chất và năng lực quản lý của CBQL trường tiểu học có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học. CBQL muốn quản lý tốt hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học, trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, biết hy sinh cái riêng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, có đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, phải quản lý thuyết phục cán bộ trong nhà trường bằng chính năng lực của mình, phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu cấp học.

CBQL nhà trường phải là người có trình độ nghiệp vụ quản lý cao, có năng lực quản lý sâu đồng thời khơng ngừng học hỏi để nâng cao trình độ quản lý của bản thân.

- Trình độ chun mơn của CBQL trường tiểu học phải đảm bảo điều kiện làm cho các giáo viên khác phải tâm phục mà tự nguyện hoạt động dưới sự lãnh đạo của mình.

Để quản lý tốt hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực của nhà trường, CBQL trường tiểu học phải có kiến thức sâu, tồn diện về các mơn học, phải nắm vững các phương pháp giảng dạy, phải có kỹ năng đánh giá, phân tích chun mơn của giáo viên.

CBQL trường tiểu học phải nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới nhất là đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học là một vấn đề rất quan trọng của nền giáo dục tiến bộ. Do đó, đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học là một bước đột phá trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục, góp phần đổi mới giáo dục.

Có nhiều cách tiếp cận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học. Trong luận án này, tác giả tiếp cận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học theo nội dung quản lý. Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học gồm:

- Tổ chức triển khai, quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp về Quy định đánh giá học sinh tiểu học;

- Xây dựng quy định thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực trong nhà trường;

- Bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho giáo viên; - Tổ chức chỉ đạo xây dựng bộ công cụ đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực;

- Chỉ đạo hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực; - Kiểm tra, giám sát thực hiện đánh giá học sinh;

- Phê duyệt và sử dụng kết quả đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học được trình bày trong Chương 1 sẽ là căn cứ để tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý trong các chương sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w