10. Cấu trúc luận án
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu
Các biện pháp được đề xuất phải thực hiện được mục tiêu chính là nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường tiểu học thành phố Hải Phịng.
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp được đề xuất hướng vào việc giải quyết các hạn chế và nguyên nhân của chúng trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực, đồng thời, từ việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học thành phố Hải Phịng.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
Khi xây dựng các biện pháp phải căn cứ vào yêu cầu về nội dung, phương pháp, quy trình đánh giá cho phù hợp thực tiễn. Các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở tính tốn, cân nhắc đầy đủ các điều kiện: con người, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, thời gian… nhằm đảm bảo khả năng thực hiện được và có hiệu quả. Một biện pháp phù hợp với thực tế là biện pháp có tính khả thi cao. Mặt khác cũng đảm bảo cho việc thực hiện biện pháp với chi phí (nhân lực, vật lực) ít nhất, lại đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép.
Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của các trường tiểu học, của địa phương, phải nằm trong khả năng huy động tài
chính của nhà trường, phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ quản lý, trình độ của GV ở các trường tiểu học.
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải có sự bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở chương 2 và chương 3. Tính hệ thống đồng bộ cho thấy các nội dung của việc đánh giá học sinh có mối quan hệ biện chứng với các biện pháp đề xuất. Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực phải phục vụ mục tiêu chung của hoạt động dạy học trong thời kỳ mới.
Mục tiêu đó được thực hiện cụ thể trong Luật giáo dục sửa đổi năm 2009. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh là một trong những mục tiêu lớn đối với hoạt động dạy học trong nhà trường, chính vì vậy làm tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực cũng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung của nhà trường và các biện pháp xây dựng nhất thiết cũng phải được xây dựng dựa trên những mục tiêu chung đó.
Đảm bảo được nguyên tắc đồng bộ thì các biện pháp được đề xuất và áp dụng sẽ đem lại kết quả khả quan hơn, tồn vẹn hơn. Tính đồng bộ thường được thể hiện rõ trong các nội dung tổ chức thực hiện các biện pháp đề xuất.
3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Nguyên tắc này yêu cầu chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực và phải đề xuất được các biện pháp có tính mới để làm cho hoạt động này đạt được các mục tiêu đề ra của hoạt động dạy học. Biện pháp mới phải được xây dựng dựa trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của các biện pháp đã và đang được thực hiện trong hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực.