10. Cấu trúc luận án
1.3. Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở
1.3.1.2. Quản lý giáo dục
Theo tài liệu giáo trình “Khoa học quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương [10] đã đưa ra khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Quản lý hệ thống và quản lý trường học:
“Ở cấp độ quản lý hệ thống, quản lý giáo dục được hiểu là những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng.
Ở cấp độ quản lý trường học, quản lý giáo dục, theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thế quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo Bùi Văn Quân: Quản lý giáo dục là một dạng quản lý xã hội trong đó diễn ra các hoạt động lập kế hoạch, khai thác, lực chọn, tổ chức thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu của xã hội đối với giáo dục.
quản lý đến tập thể cán bộ, nhân viên, người dạy, người học, cha mẹ người học hay người đỡ đầu, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục”. [10]
Trong luận án này tác giả đề cập đến QLGD theo nghĩa hẹp, quản lý một trường học.