Tổ chức triển khai, quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp về

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 40 - 41)

10. Cấu trúc luận án

1.3. Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở

1.3.2.1. Tổ chức triển khai, quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp về

từng nhà trường.

Như vậy, quản lý hoạt động đánh giá học sinh tiểu học là những tác

động có hệ thống và kế hoạch, tổ chức của chủ thể quản lý là nhà trường tiểu học tới cách thức, phương pháp, hình thức và nội dung đánh giá, cách sử dụng kết quả đánh giá học sinh tiểu học và việc thực hiện nghiêm túc những quy định được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo của ngành giáo dục và nhà trường về đánh giá học sinh tiểu học.

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lựcở trường tiểu học ở trường tiểu học

1.3.2.1. Tổ chức triển khai, quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp vềquy định đánh giá học sinh tiểu học quy định đánh giá học sinh tiểu học

Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong nhà trường. Đứng trước vấn đề đổi mới về đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực, người hiệu trưởng phải có trách nhiệm tổ chức triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo các cấp về đổi mới đánh giá HS đến tất cả CBQL, GV, NV, HS trong nhà trường, đến toàn thể các bậc phu huynh, lãnh đạo địa phương... về quy định mới này. Muốn vậy, người hiệu trưởng cần phải:

- Tập hợp các văn bản chỉ đạo về đổi mới đánh giá HS như: Nghị quyết số: 29-NQ/TW, Thông tư 30/2014/BGDĐT, Thông tư 22/2016/BGDĐT...các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT...

- Nghiên cứu kĩ những nội dung cơ bản của các văn bản chỉ đạo.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, quán triệt các văn bản chỉ đạo đến với mọi đối tượng trong nhà trường, tới phụ huynh...

- Tổ chức triển khai, quán triệt các văn bản thông qua buổi họp hội đồng nhà trường.

- Thông qua GV, tổ chức tuyên tuyên truyền, quán triệt các văn bản về đổi mới đánh giá HS cho phụ huynh trong cuộc họp đầu năm – giữa năm – cuối năm.

- Thông qua các buổi tọa đàm, nói chuyện, trao đổi...

Tóm lại, triển khai quán triệt các văn bản chỉ đạo về đổi mới đánh giá HS là việc làm hết sức quan trọng. Nó giúp CBQL, GV, phụ huynh...nâng cao nhận thức và thấy rõ trách nhiệm phải làm trong việc thực hiện đổi mới đánh giá HS góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w