Năng lực của học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 30 - 31)

10. Cấu trúc luận án

1.2. Đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu hoc đáp ứng

1.2.2.2. Năng lực của học sinh

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh và Đào Thị Oanh: “Năng lực của

học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ... phù hợp và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống”. [18]

Từ khái niệm trên ta nhận thấy:

- Năng lực của học sinh không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, kĩ năng đã học được…mà quan trọng đó là khả năng vận dụng những tri thức, kĩ năng vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống mà các em gặp.

- Năng lực của học sinh là sự kết hợp hài hòa của 3 yếu tố kiến thức, kĩ năng và thái độ và thể hiện ở khả năng hành động hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động.

- Năng lực của học sinh được hình thành và phát triển suốt quá trình học tập và rèn luyện trong những điều kiện, bối cảnh cụ thể.

- Năng lực của học sinh khơng chỉ hình thành trong nhà trường. Nhà trường được coi là mơi trường giáo dục chính thống giúp học sinh hình thành những năng lực chung cịn mơi trường bên ngồi như gia đình, xã hội…góp phần bổ sung và hồn thiện các năng lực của các em.

Trong chương trình giáo dục phổ thơng chương trình tổng thể tháng 7 năm 2017 đề cập đến năng lực cốt lõi và năng lực đặc biệt:

Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần

phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả.

Năng lực đặc biệt: là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ

năng sống,… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w