Bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 42 - 43)

10. Cấu trúc luận án

1.3. Quản lý hoạt động đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực ở

1.3.2.3. Bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho

giáo viên

Bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho giáo viên đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong việc triển khai kế hoạch đánh giá học sinh tiểu học. Công tác bồi dưỡng sẽ định hướng chủ trương, xác định nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể để trường tiểu học xây dựng kế hoạch thực hiện.

Bên cạnh những năng lực nghề nghiệp truyền thống, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới đánh giá HS theo tiếp cận năng lực thì người GV tiểu học cần có những năng lực sau:

- Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều.

- Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.

- Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh. Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng.

- Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh.

- Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng.

- Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.

Trong các năng lực nêu trên, hiệu trưởng cần chú trọng bồi dưỡng năng lực đánh giá, bồi dưỡng phương pháp, kĩ thuật đánh giá để giúp GV thực hiện tốt việc đánh giá HS theo hướng đổi mới. Bồi dưỡng năng lực triển khai chương trình giáo dục giúp GV thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, góp phần thực hiện được mục đích của đánh giá HS theo tiếp cận năng lực.

Hiệu trưởng trường tiểu học cần ban hành văn bản hướng dẫn và khuyến khích việc bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho giáo viên, bố trí ngân sách ưu tiên đầu tư CSVC cho việc bồi dưỡng.

Hiệu trưởng trường tiểu học căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm sẽ cụ thể hoá và hướng dẫn GV triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh cho bản thân mình.

Căn cứ vào hướng dẫn chỉ đạo của hiệu trưởng, nhà trường triển khai họp Ban giám hiệu thống nhất định hướng theo hướng dẫn, xây dựng kế hoạch của nhà trường và tiến hành họp hội đồng sư phạm để triển khai kế hoạch đến các tổ chuyên môn và chỉ đạo từng giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo học kỳ, tháng, năm.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w