KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG

Một phần của tài liệu CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT (Trang 31 - 36)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

2.1. Kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển đội ngũ giảng viêncác trường đại học các trường đại học

2.1.1. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)

Giáo dục đại học Hoa Kì với qui mơ lớn, có khoảng 4.000 trường ĐH được phép cấp bằng, khoảng 1.700 trong số đó là trường cơng và 2.300 là trường tư, số trường tư vượt trội này lập nên khu vực tư phi lợi nhuận; ngồi ra, cịn có khoảng 4.000 trường khơng cấp bằng (cấp chứng chỉ) là các trường tư đào tạo vì lợi nhuận hoặc độc quyền. Số lượng sinh viên nhập học toàn thời gian và bán thời gian khoảng 15 triệu người; qui mô hầu hết các trường ĐH Hoa Kì đều có khả năng thu nhận hơn 10.000 sinh viên.

Khi quyết định định hướng đưa giáo dục Hoa Kì lên hàng đầu thế giới trong thế kỷ 21, Chính phủ Hoa Kì đã lấy giải pháp nhà giáo làm then chốt, và họ đã tập trung nâng chuẩn nhà giáo. Ở Hoa Kì, việc tuyển chọn phát triển ĐNGV được thơng qua qui trình rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Chức vụ giảng sư và giáo sư ở Hoa Kì đều được thi tuyển nghiêm túc do chính nhu cầu tuyển chọn của trường và nhận người tài vào làm việc; dù họ ở bất cứ một quốc gia nào thì vẫn đều có thể trở thành nhân viên giảng dạy - nghiên cứu của một trường ĐH tại Hoa Kì, nếu ứng viên đó hội đủ điều kiện theo tiêu chí tuyển dụng. Tuy nhiên, có một tiêu chí được đặt ra là “Các trường ĐH ở Hoa Kì khơng tuyển dụng những SV tốt nghiệp từ trường mình ngay sau khi tốt nghiệp để tránh hậu quả đóng khung về kiến thức và kinh nghiệm”.

Ngồi ra, các trường ĐH ở Hoa Kì cũng thực hiện chế độ kí hợp đồng có thời hạn với giảng viên. Đồng thời, các trường ĐH Hoa Kì cịn mời nhiều GV thỉnh giảng có danh tiếng ở trong và ngồi nước, những người đang hoạt động thực tế tham gia giảng dạy; qua đó, nhiều giáo sư ở Hoa Kì cũng là những nhà kinh tế chủ chốt các ngân hàng, cơng ty lớn và cố vấn chính phủ.

Đối với các trường giáo dục nghệ thuật ở Mỹ, Hội đồng giáo dục nghệ thuật Quốc gia (National Art Education Association - NAEA) thiết lập các mơ hình cụ thể nhằm định hướng cho hoạt động nghệ thuật ở các trường. Giảng viên nghệ thuật vừa coi mình là người thầy, vừa xem mình là nghệ sĩ, trải nghiệm cùng sinh viên khám phá nghệ thuật. Người giảng viên tìm ra nhiều cách khác nhau để giúp sinh viên tìm hiểu về nghệ thuật, khơi gợi năng lực nghệ thuật của sinh viên.

2.1.2. Vương quốc Nhật bản

Nhật Bản có hơn một nghìn trường ĐH&CĐ với hơn 3 triệu sinh viên, trong đó phần lớn là loại hình trường tư. Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, qui mô GDĐH Nhật Bản đã tăng mạnh, mở đầu cho q trình đại chúng hóa GDĐH. Tỉ lệ SV trong độ tuổi vào ĐH&CĐ tăng từ 10% (1960) lên khoảng 60% (2007). Số SV nước ngoài học ở Nhật Bản tăng nhanh từ khoảng 10.000 sinh viên (1993) lên 117.000 sinh viên (2004). Tháng 6/2002, Chính phủ Nhật bản quyết định “Chính sách cơ bản về quản lí kinh tế, tài chính và cải cách hệ thống”, trong đó quyết định việc tập đồn hóa các ĐH cơng và bãi bỏ chính sách biên chế nhà nước về nhân sự ở các ĐH. Đến tháng 7/2003, Luật về Tập đồn hóa ĐH cơng và 5 Luật khác có liên quan đã được chính thức thơng qua; và từ 01/04/2004, tất cả các ĐH công đã được tập đồn hóa. Điều đặc biệt, theo Luật này, khơng cịn chế độ viên chức nhà nước đối với ĐNGV và cán bộ quản lí. Tập đồn ĐH có mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác là doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp…; áp dụng mơ hình quản lí kiểu doanh nghiệp và có quyền bổ nhiệm giám đốc các đơn vị trực thuộc là người nước ngoài. Chế độ tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ và sử dụng được thay đổi cơ bản từ chế độ viên chức nhà nước sang chế độ tuyển dụng lao động, cùng chính sách lương bổng, đãi ngộ riêng của các tập đoàn Đại học.

2.1.3. Cộng hoà Singapore

Phát triển ĐNGV ở quốc đảo này thực hiện bởi qui trình khá chặt chẽ: các ứng viên sẽ được tuyển cơng khai qua mạng, ứng viên có thể đến từ bất cứ quốc gia nào; người được tuyển dụng ít nhất đang học thạc sĩ và phải có cơng trình đang nghiên cứu phù hợp với yêu cầu đào tạo và phát triển của trường đó. Sau khi ứng viên được tuyển chọn vào trường, một tổ công tác về hoạt động tư vấn và bồi dưỡng GV ở các khoa sẽ giúp các GV trẻ tìm hiểu lịch sử, sứ mạng, tầm nhìn,…của trường. Trong năm đầu, những GV trẻ phải sớm hịa nhập với mơi trường mới, họ cần tiên liệu về những thách thức có thể gặp phải, đề xuất 44 những yêu cầu đối với trường, khoa, bộ môn, và đưa ra định hướng về hoạt động chun mơn của mình; trước khi dạy thực thụ, GV trẻ bắt buộc phải có bản báo cáo với hội đồng khoa học của khoa về nội dung sẽ đăng kí giảng dạy. Hàng năm, cứ 6 tháng một lần trưởng khoa sẽ có cuộc gặp gỡ tồn bộ GV để chia sẻ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong hoạt động phát triển GV. Đặc biệt, tất cả GV ở các trường đại học ở Singapore hàng năm đều phải tham gia 100 giờ cho hoạt động bồi dưỡng (trong đó bắt buộc mỗi GV phải có 2 tuần đi thực tế tại các doanh nghiệp) được tính trong quĩ thời gian làm việc. Sau 3 năm được tuyển dụng, GV sẽ chọn cho mình 1 trong 3 hướng: trở thành người chuyên giảng dạy, hoặc người nghiên cứu, hoặc người lãnh đạo.

2.1.4. Cộng hoà nhân dân Trung hoa (Trung Quốc)

Trung Quốc là một nước XHCN, việc phát triển GDĐH có nhiều điểm tương đồng với nước ta, đối với giáo dục đại học Trung Quốc, trường Đại học phải thực thi quyền hạn của mình, đảm nhận trách nhiệm cần phải gánh vác, xây dựng cơ chế vận hành tự phát triển, tự kiểm sốt, chủ động thích ứng với nhu cầu xây dựng kinh tế và phát triển XH. Các trường ĐH tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế về học thuật, bên cạnh việc cử các đoàn tham quan, học tập ngắn hạn, nhà nước còn tài trợ cho các cán bộ khoa học, GV cốt cán đi

giao lưu, trao đổi, nghiên cứu tại các trường ĐH và cơ sở NCKH hàng đầu của nước ngoài, khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các nhà khoa học có uy tín, các giáo sư đầu ngành sang Trung Quốc đảm nhận các chức vụ quan trọng. Đồng thời khuyến khích GV, SV đi du học ở nước ngồi bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện làm việc và có chế độ đãi ngộ tốt đối với các nhà khoa học, các SV tốt nghiệp nước ngồi trở về phục vụ, đóng góp cho sự phát triển của các cơ sở giáo dục và NCKH.

2.2. Bài học cho Việt Nam trong phát triển đội ngũ giảng viên trongcác cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật

- Về tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên

+ Các trường Đại học, trong việc tuyển dụng giảng viên, các ứng viên đăng ký tuyển dụng làm giảng viên có thể đến từ bất kỳ quốc gia nào, địa phương nào, nhưng phải thỏa mãn các tiêu chí quan trọng của trường đại học liên quan đến các chuyên ngành đào tạo mà ứng viên sẽ đảm nhận giảng dạy sau này.

+ Gắn với xu hướng tự chủ và tập đồn hóa các trường Đại học, các trường Đại học cần có một chiến lược lâu dài, trong tuyển dụng cần thực hiện chế độ hợp đồng giảng viên thay cho biên chế nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu cho mỗi giảng viên.

+ Các trường Đại học cần xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy trẻ; có kế hoạch nhằm vào các giảng viên giỏi từ khi được tuyển dụng. Có thể xây dựng chương trình riêng, giao cho các giảng viên xuất sắc phụ trách. Đây chính là một biện pháp mang tính đặc thù đối với các trường đào tạo giáo viên nghệ thuật, khơng cào bằng, kìm hãm sự phát triển các cá nhân nổi trội. Có học bổng ưu đãi và sự cam kết của sinh viên, nhằm nhanh chóng có một đội ngũ trẻ, góp phần giải quyết tình trạng hụt hẫng khá phổ biến ở các trường Đại học.

+ Đối với các trường Đại học, trong quá trình sử dụng đội ngũ cần xây dựng chế độ chính sách phù hợp đối với cán bộ giảng dạy, đặc biệt đội ngũ cán bộ giảng dạy nghệ thuật có tính đặc thù. Cụ thể hóa bằng việc quy định giờ chuẩn, định mức lao động, chế độ cơng tác thích hợp cho từng đối tượng để họ có thời gian học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thời gian hoạt động nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và phát triển ảnh hưởng ra ngồi xã hội. Cần có chính sách thu hút, ưu tiên, ưu đãi đặc biệt người có trình độ chun mơn cao ở bên ngồi, ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nghệ sĩ thành danh tham gia đào tạo, trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng cán bộ trẻ.

- Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

+ Một trong những bài học quan trọng hàng đầu trong công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đó là các trường Đại học cần xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên gia đầu đàn. Để có thương hiệu, nhất thiết các trường Đại học, cao đẳng phải tạo cho được các chuyên gia đầu đàn. Cần tìm nhiều con đường và nguồn lực phục vụ cho quy hoạch này, đào tạo trong nước, ngoài nước bằng cách vay vốn hoặc trao đổi khoa học, kết hợp cá nhân, doanh nghiệp, ưu tiên các ngành mũi nhọn, các chun gia giỏi, sẵn có trình độ chun mơn cao, có khả năng phát triển tốt, có trình độ ngoại ngữ.

+ Tự chủ trong đào tạo là xu hướng chung của các trường Đại học trên thế giới, kể cả các trường đào tạo nghệ thuật. Do đó, các trường Đại học thường có chương trình đào tạo riêng nhằm vừa để phát triển đội ngũ giảng viên, vừa tạo ra cơ hội để thu hút sinh viên.

+ Các trường Đại học cần xây dựng ngay các quy định bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên của trường, của khoa về chuyên môn, sư phạm. Bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học, các kỹ năng mềm về ngoại ngữ, công nghệ thông tin... Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn bằng cách trao đổi, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài dành cho đội

ngũ cán bộ giảng viên trẻ tuổi, các giảng viên đã có q trình cơng tác và tích lũy, giúp họ phát triển năng lực chun mơn, năng lực giảng dạy từ đó tăng nhanh lực lượng cốt cán trong cán bộ giảng dạy ở từng khoa, từng bộ môn.

- Về tạo môi trường cho đội ngũ giảng viên phát triển

+ Đối với các trường Đại học nói chung, các trường nghệ thuật nói riêng, trong đào tạo cần phải được coi trọng cả lý thuyết và thực hành. Đối với những giảng viên các trường đào tạo giáo viên nghệ thuật cần phải nắm vững lý thuyết, song cũng phải có nghiệp vụ sư phạm, phải biết sáng tác, biểu diễn. Để làm được như vậy, các trường Đại học cần chú trọng tạo mơi trường thực hành thơng qua các chương trình, hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật trong thực tiễn.

+ Tạo động lực làm việc cho ĐNGV bằng cách thực hiện chính sách đãi ngộ đối với GV nhằm thu hút và giữ chân GV giỏi yên tâm công tác tại trường. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho ĐNGV trong các hoạt động giảng dạy, NCKH và các công việc khác liên quan đến chuyên môn. Tận dụng thế mạnh của trường ĐH trong việc tham mưu điều động, tổ chức cho GV tham gia các hoạt động thực tế và trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị sử dụng lao động, nắm bắt sát thực các yêu cầu hiện tại và xu hướng phát triển ngành nghề của các đơn vị sử dụng lao động trong tương lai.

+ Mạnh dạn tạo ra cơ chế và giao cho GV hoặc nhóm GV phụ trách các dự án qui mô lớn trong và ngồi nước, chủ trì hoặc tham gia các đề tài NCKH cấp nhà nước, quốc tế có tính trọng điểm và có giá trị tài chính lớn để tăng thu nhập cho GV và nâng cao uy tín của nhà trường.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w