5. THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN
5.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
Thực trạng các hoạt động quản lý nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật được thể hiện bởi các số liệu trong Bảng 16. dưới đây.
Bảng 16. Số liệu khảo sát về
thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
TT Các hoạt động quản lý cụ thể
Kết quả đánh giá (của 300 người)
Tốt Khá TB Yếu X Xếpthứ
1
Thiết lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; trong đó có xác định mục tiêu, dự kiến các nguồn lực, các điều kiện và phương tiện, các phương pháp và thời gian đạt tới mục tiêu.
39 72 176 13 2,46 4
2
Tổ chức, chỉ đạo phân loại giảng viên theo các diện phải đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho họ có đủ văn bằng đào tạo và chứng chỉ bồi dưỡng theo để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
43 62 181 14 2,45 5
3
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động đào tạo nâng bậc học vị (lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ) cho một số giảng viên có đủ tiêu chuẩn học về trình độ đào tạo để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
46 64 175 15 2,47 3
4
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động đào tạo nâng bậc trình độ ngoại ngữ cho một số giảng viên có đủ tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
42 67 177 14 2,46 4
5
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động đào tạo nâng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho một số giảng viên có đủ các tiêu chuẩn về trình độ tin học để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
28 70 191 11 2,38 7
6
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho một số giảng viên có đủ các tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
35 76 173 16 2,43 6
7
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giảng viên theo hạng giảng viên cao cấp hoặc giảng viên chính cho một số giảng viên có đủ các tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
45 64 180 11 2,48 2
8
Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, để kịp thời có các quyết định quản lý nhằm phát huy các hoạt động tốt, uốn nắn các hoạt động sai lệch và xử lý vi phạm.
48 67 168 17 2,49 1
Từ các số liệu trong Bảng 16. cho thấy:
- Hoạt động quản lý thứ 8 “Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, để kịp thời có các quyết định quản lý nhằm phát huy các hoạt động tốt, uốn nắn các hoạt động sai lệch và xử lý vi phạm” được đánh giá có mức độ cao nhất (với giá trị X là 2,49).
- Hoạt động quản lý thứ 5 “Tổ chức, chỉ đạo hoạt động đào tạo nâng kỹ
năng sử dụng công nghệ thông tin cho một số giảng viên có đủ các tiêu chuẩn về trình độ tin học để thăng hạng chức danh nghề nghiệp” được đánh giá có
mức độ thấp nhất (với giá trị X là 2,38).
- Nhìn chung cả 08 hoạt động quản lý về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được đánh giá ở mức độ trung bình; vì giá trị trung bình của các X
trong cả bảng câu hỏi này là 2,45.
- Xem xét kết quả trả lời câu hỏi mở trong bảng câu hỏi này, nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên như trên thuộc về công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động đào tạo nâng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, nghiệp vụ sư phạm cho một số giảng viên có đủ các tiêu chuẩn để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
- Phân tích kết quả phỏng vấn theo Biên bản phỏng vấn thì cũng nhận thấy có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên như trên; nhưng một trong các nguyên nhân chủ yếu thuộc về công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho một số giảng viên có đủ các tiêu chuẩn để thăng hạng chức danh nghề nghiệp.