3.1. Mục đích khảo sát
- Đánh giá được thực trạng số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.
- Đánh giá được thực trạng các hoạt động quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.
3.2. Nội dung khảo sát
- Các yêu cầu về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật;
- Các mức độ đạt được của các hoạt động quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.
3.3. Phương pháp khảo sát và công cụ xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
+ Đối với khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật; phương pháp này được triển khai bằng soạn thảo một phiếu xin cung cấp số liệu về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên tại một số các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật. Nội dung và hình thức của phiếu xin cung cấp số liệu này được thể hiện tại Phụ lục 1 của chuyên đề.
+ Đối với thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật; phương pháp này được triển khai bằng soạn thảo
một bộ phiếu hỏi trong đó có các bảng hỏi về thực trạng các hoạt động quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên. Trong mỗi hoạt động quản lý đó, có các hoạt động cụ thể và mỗi hoạt động cụ thể đó được đánh giá với 4 mức độ: Tốt tương ứng với 4 điểm, Khá tương ứng với 3 điểm, Trung bình (TB) tương ứng với 2 điểm và Còn yếu (Y) tương ứng với 1 điểm. Trong mỗi bảng câu hỏi có câu hỏi mở để các người được hỏi cho biết nguyên nhân của thực trạng mà họ đã đánh giá. Nội dung và hình thức của bộ phiếu hỏi được thể hiện tại Phụ lục 2 của chuyên đề.
+ Công cụ xử lý số liệu trong phương pháp này là cơng thức tính
giá trị trung bình gia quyền trong cuốn Phương pháp thống kê toán học trong
Đó là cơng thức: Xj = n i i n i i f x f i 1
1 ; trong đó: j là thứ tự của các tiêu chí cần đánh
giá; Xj là giá trị trung bình cộng có trọng số của các mức độ được đánh giá đối với tiêu chí cần đánh giá thứ j; các x1, x2, ..., xn các mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có n mức độ được đánh giá); các f1, f2, ...,fn là số lượng các ý kiến đồng ý đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2, ..., xn ).
Trong luận án này, các mức độ đánh giá được xác định với các giá trị của
X như sau:
+ Tốt (T) có giá trị X từ 3,25 đến 4,00; + Khá (K) có giá trị X từ 2,50 đến 3,24;
+ Trung bình (TB) có giá trị X từ 1,75 đến 2,47; + Cịn yếu (Y) có giá trị X từ 1,74 trở xuống.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn:
+ Phương pháp này được triển khai trong khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng các hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật bằng soạn thảo một số biên bản phỏng vấn; trong đó có ghi rõ: tên, chức vụ và nơi công tác của người trả lời; thời gian và địa điểm phỏng vấn (hỏi và trả lời); nội dung các câu hỏi; và nội dung trả lời câu hỏi của người trả lời. Nội dung và hình thức của mẫu biên bản phỏng vấn được trình bày cụ thể tại Phụ lục 3 của chuyên đề.
+ Các kết quả trả lời trong các biên bản phỏng vấn được tổng hợp, phân loại về nội dung để có thơng tin đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng các hoạt động quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.
a) Đối với khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên các cơ sở đào