ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT (Trang 63)

từ chính đội ngũ cùng với đó là các chính sách hỗ trợ cũng như biện pháp quản lý để nâng cao trình độ, phát triển đội ngũ từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊNCÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT

6.1. Những thuận lợi, mặt mạnh và nguyên nhân

6.1.1. Những thuận lợi, mặt mạnh

- Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước những năm qua đã dẫn tới nhu cầu đời sống thẩm mỹ nâng cao, nhu cầu sử dụng nhân lực hoạt động nghệ thuật đang gia tăng mạnh mẽ là một trong những thuận lợi lớn để các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật mở rộng quy mô đào tạo, phát triển cơ cấu đội ngũ giảng viên.

- Mơ hình của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật là tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam và thế giới. Do đó, đây là những điểm mạnh, thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật theo cơ chế mở và linh hoạt trên cơ sở huy động nguồn nhân lực của toàn bộ hệ thống trong và ngoài nước.

- Xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục đã tạo thời cơ cho các các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật thực hiện các chương trình hợp tác liên kết quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật học tập kinh nghiệm xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo trong khu vực và quốc tế, tạo động lực thu hút đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ.

- Đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã có sự kế thừa truyền thống cũng như tích tính cực của hệ thống giáo dục đại học trong nước. Qua các hoạt động trong các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đã dần đảm bảo các tiêu chí: đơng về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Qua số liệu khảo sát cho thấy cơ cấu chuyên ngành đào tạo của đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật nhìn chung là hợp lý (giáo viên Âm nhạc chiếm tỉ lệ 33,3%; giáo viên mỹ thuật chiếm tỉ lệ 31,5%, giáo viên khác chiếm tỉ lệ 35,2%) khi so sánh dung lượng các môn học về âm nhạc và mỹ thuật trong chương trình đào tạo giáo viên nghệ thuật (các chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm mỹ thuật). Về trình độ đào tạo, mặc dù tỉ lệ GV đạt trình độ Tiến sĩ thấp (chỉ 6%), xong số lượng GV đã có trình độ Thạc sĩ khá lớn (chiếm tới 71%)

- Đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Số liệu khảo sát cho thấy: Gần như 100% đội ngũ GV các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đều có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lối sống, tác phong nhà giáo. Ln giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo. Mặt khác, đa phần các giảng viên đã tích cực trau dồi kiến thức chun mơn, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, tích cực rèn luyện thơng qua các hoạt động sáng tác, biểu diễn nên bước đầu đã đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.

- Các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình khi quyết định chỉ tiêu, kế hoạch biên chế sự nghiệp; thẩm định, giao và phê duyệt chỉ tiêu biên chế cho các đơn vị sự nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nguồn tài chính của cơ sở đào

tạo. Do đó, đây là những thuận lợi cho các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật khi tiến hành xác định chỉ tiêu biên chế của đội ngũ giảng viên.

- Các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã có một số chính sách thu hút, đãi ngộ ĐNGV như: Quan tâm cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt cho giảng viên, tạo được bầu khơng khí sư phạm trong tập thể, đoàn kết trong cơ quan. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của ĐNGV. Cử nhiều GV đi tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng ĐNGV.

- Cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đang được Chính phủ, Bộ, UBND các tỉnh, thành phố quan tâm ủng hộ và sự tự chủ mạnh mẽ, tích cực của các cơ sở đào tạo để tăng cường về diện tích, khơng gian và các trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt hơn trong công tác đào tạo giáo viên nghệ thuật.

6.1.1. Nguyên nhân của những thuận lợi

- Các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã nhận được sự quan tâm của

Chính phủ, Bộ chủ quản, UBND các tỉnh, thành phố trong việc xác định rõ vị trí, vai trị và chức năng của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật trong đào tạo đội ngũ giáo viên nghệ thuật, đáp ứng sự đổi mới trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của xã hội.

- Ban Giám hiệu, đội ngũ lãnh đạo của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải xây dựng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của các cơ sở đào tạo trong giai đoạn mới.

- Tập thể các cán bộ, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã đồn kết, thống nhất, có ý chí vươn lên về chun mơn, nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp.

6.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

- Cơ cấu đội ngũ giảng viên còn nhiều hạn chế. Các số liệu về cơ cấu độ tuổi, giới của đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật cho thấy sự bất hợp lý, cụ thể:

Về cơ cấu độ tuổi, số lượng giảng viên có độ tuổi trẻ (dưới 40 tuổi) chiếm tỉ trọng cao, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều (chỉ chiếm 1/3 tổng số giảng viên); Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật cịn tương đối cao, (có tới 7.517 sinh viên/564 giảng viên), đặc biệt đối với ngành Âm nhạc và Mỹ thuật; Tỷ lệ giảng viên có học hàm, học vị cịn thấp, số lượng các giảng viên được phong học hàm giáo sư và phó giáo sự là quá thấp so với tổng số giảng viên cơ hữu (GS chiếm 0,2%; PGS chiếm 1,6%); cơ cấu về hạng chức danh nghề nghiệp cũng bất cân đối, đội ngũ giảng viên chính (hạng II) và giảng viên cao cấp (hạng I) trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật có tỉ lệ rất thấp, (GV hạng I chỉ chiếm 1,8%; giảng viên hạng II chỉ chiếm 5% trong tổng số đội ngũ giảng viên của các trường khảo sát) hơn so với đội ngũ giảng viên (hạng III) (chiếm 93.2%). Nhiều giảng viên chưa tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại, thiếu kiến thức thực tiễn, năng lực của một số giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vê cơ cấu, trình độ: Số lượng giảng viên có học hàm, học vị GS, PGS, TS rất thấp so với các cơ sở đào tạo CĐ, ĐH khác. Số lượng giảng viên trẻ chiếm tỉ trọng cao, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều.

- Số lượng giảng viên được đào tạo sư phạm trình độ đại học chính quy rất hạn chế, phần lớn các giảng viên mới kinh qua các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm. Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV còn hạn chế, phần nhiều đội ngũ giảng viên chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, năng lực ngoại ngữ, tin học còn hạn chế, dẫn đến khả năng tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế. Số liệu khảo sát cho thấy: số lượng giảng viên chính (hạng II) chưa được đào tạo để đủ trình độ thăng hạng lên giảng viên cao cấp (hạng I) trong các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật còn cao so với tổng số

giảng viên chính (hạng II).Trong đó, số lượng giảng viên chưa được đào tạo để có trình độ tiến sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 25%), chưa được đào tạo về tin học (chiếm 17.8%), ngoại ngữ (14%) trong tổng số giảng viên hạng II.

- Kết quả nghiên cứu khoa học của ĐNGV so với yêu cầu chưa cao, năng lực NCKH của đội ngũ giảng viên còn thấp, chưa đảm bảo sự cân đối, số lượng các đề tài NCKH chưa tương xứng với tiềm năng của ĐNGV, sản phẩm nghiên cứu chưa gắn với việc đào tạo đội ngũ giáo viên nghệ thuật. Rất ít các cơng trình khoa học có quy mơ lớn, có khả năng ứng dụng thực tiễn cao, số lượng các cơng trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế không nhiều. Số liệu khảo sát đã chỉ rõ: số lượng giảng viên chưa tham gia viết, biên soạn sách, giáo trình, tài liệu hướng hướng dẫn học tập chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 98.%); số lượng GV chưa nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ (chiếm 97.3%), chưa công bố các bài báo trong nước (chiếm tỉ lệ 77.5%).

- Hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật đã có quy định về chức trách, nhiệm vụ của GV nhưng mới chỉ dừng lại ở các văn bản quy định các tiêu chuẩn chung của Nhà nước, cịn mang tính chung chung, chưa xây dựng được khung năng lực cụ thể của ĐNGV. Chính vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá giảng viên không được chú trọng, sức ép đối với giảng viên phải tự đào tạo, bồi dưỡng không cao, việc sàng lọc cán bộ thiếu cơ sở, do đó ĐNGV ngày càng tăng nhưng sự thay đổi để nâng cao không nhiều.

- Nhận thức của các cấp quản lý các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật về công tác phát triển ĐNGV theo tiếp cận năng lực còn bất cập, chưa tương xứng với nhiệm vụ đào tạo.

- Công tác quy hoạch ĐNGV hiện nay chưa được xây dựng thống nhất, chưa tường minh tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp gắn với nhiệm vụ chức danh GV. Việc tuyển dụng cán bộ theo qui trình hành chính cịn mang tính nhất thời, ít có sự phân cấp xuống các khoa, bộ mơn, chưa theo yêu cầu mô tả

nhiệm vụ của khung năng lực, chưa đánh giá được năng lực của các ứng viên. Số liệu điều tra cho thấy: Việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên bị đánh giá ở mức độ trung bình; vì giá trị trung bình của các X của hoạt động quản lý về xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên chỉ đạt mức điểm trung bình 2,44.

- Việc bố trí, sử dụng GV ở một số trường cịn chưa thật sự phù hợp, nhiều khoa cịn xảy ra tình trạng thừa GV, thiếu tiết dạy do số lượng SV giảm. Một số GV chưa được bố trí đúng năng lực, thiếu ĐNGV có trình độ cao. Đây cũng là vấn đề các trường cần quan tâm.

- Việc đánh giá GV thực hiện chưa có hiệu quả, chưa đánh giá theo năng lực của GV, kết quả đánh giá GV vẫn cịn mang tính hình thức, chưa làm căn cứ để GV điều chỉnh chính bản thân mình, chưa thực sự là động lực để thúc 133 đẩy GV phấn đấu, trưởng thành, chưa làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật, sàng lọc và thực thi chính sách phát triển ĐNGV.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển ĐNGV cịn mang tính hình thức, số lượng đại trà theo chun đề, chưa thực sự tập trung phát triển năng lực của ĐNGV. Phần lớn các trường chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, thiếu chủ động và chưa tận dụng thời cơ. Số liệu khảo sát cho thấy: hoạt động quản lý về đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được đánh giá ở mức độ trung bình (giá trị trung bình của các X trong cả bảng câu hỏi này là 2,45).

- Kế hoạch tuyển dụng GV của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật chưa thực sự khoa học, chưa phát huy được vai trị của các khoa chun mơn, cịn thụ động vào cấp trên, chưa có các chỉ số định lượng trong việc đánh giá chất lượng ĐNGV, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV cịn nhiều bất cập làm cho GV khơng có động cơ phấn đấu vươn lên trong việc trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả điều tra cho thấy hoạt động quản lý nhằm tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên

nghệ thuật chỉ đạt ở mức độ trung bình (giá trị trung bình của các X trong cả bảng câu hỏi này là 2,44).

- Việc tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục nghệ thuật chưa được chú trọng ở mức cao nhất, do đó chưa phát huy được động lực cho sự phấn đấu của đội ngũ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Hoạt động quản lý về tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giảng viên phát triển được đánh giá ở mức độ trung bình (giá trị trung bình của các X trong hoạt động này là 2,40).

- Yêu cầu về mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghề đặc thù, đáp ứng cho nhu cầu xã hội tại các địa phương ngày càng đòi hỏi cao hơn, trong khi đó cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính cịn nhiều bất cập ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật.

- Việc thu hút các GV có học hàm, học vị cao, có các danh hiệu NSƯT, NSND về cơng tác, giảng dạy tại các trường rất khó khăn; trên thực tế, một số GV có học vị cao của trường lại xin chuyển đi các trường ĐH khác, hoặc ra làm tại các doanh nghiệp có mức lương hấp dẫn hơn.

- Việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật với các nhà trường phổ thông, các đơn vị sử dụng giáo viên nghệ thuật chưa cao, chương trình đào tạo so với yêu cầu của xã hội còn nhiều bất cập. Giáo sinh tốt nghiệp của cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật khi ra trường vẫn cịn phải bổ sung thêm nhiều kĩ năng trong q trình làm việc dẫn đến cơ hội việc làm còn hạn chế.

6.2.2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế

- Các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật chưa thực hiện tốt chủ trương, chiến lược xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên. Chưa xây dựng được chuẩn đội ngũ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng. Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên cịn thiếu tính hệ thống, tính kế thừa,

việc bổ sung đội ngũ chưa phù hợp, chưa đáp ứng được quy mô, cơ cấu ngành đào tạo.

- Nguồn tuyển giảng viên cho các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật khá đa dạng, tuy nhiên, một bộ phận giảng viên tuy có trình độ cao về chun môn nghệ thuật nhưng lại hạn chế về năng lực sư phạm, do đó, cũng ảnh hưởng đến đào tạo đội ngũ giáo viên nghệ thuật.

- Đa phần ĐNGV chưa tâm huyết với nghề, chưa là một tập thể đoàn kết, đa số chỉ tập trung vào cơng tác chun mơn được giao, tính hoạt động tập thể trong hoạt động chun mơn cịn thấp. ĐNGV của các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật chưa đủ mạnh dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chưa xây dựng được thương hiệu và uy tín của lĩnh vực đảm nhận đào tạo đối với cộng đồng.

- Số lượng giảng viên trong các cơ sở đào tạo viên nghệ thuật còn bất cập so với quy mơ đào tạo. Vì thế, áp lực của giờ dạy cịn khá nặng đối với

Một phần của tài liệu CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN NGHỆ THUẬT (Trang 63)