Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhân lực cục hải quan thành phố hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110 - 112)

6. Đóng góp mới của đề tài

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về

tác của mình, làm chủ được các trang thiết bị hiện đại.

Về kỹ năng: có đủ năng lực thực hiện được các công việc được giao, đáp ứng được yêu cầu công tác đặt ra. Kỹ năng mềm là điều mà nguồn nhân lực Hải quan rất cần chú trọng hoàn thiện.

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực Hải quan Thành phố Hà Nội trong thời gian tới:

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về nhân lựcHải quan:Hải quan: Hải quan:

Trong bất cứ lĩnh vực nào trong nền kinh tế - xã hội, để xây dựng, hình thành, phát triển, nâng cao đều không thể thiếu được vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đối với phát triển một số lĩnh vực nào đó đều được thể hiện thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước như: các cơ chế ban hành các văn bản pháp quy, các định luật, các chính sách, các quyết định, nghị định... của Chính phủ liên quan đến các vấn đề các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất định. Vai trò Nhà nước như “bà đỡ” cho sự ra đời và phát triển của các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhất định. Vì vậy, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng đối với các vấn đến kinh tế xã hội.

Đối với ngành Hải quan nói chung và đối với nâng cao chất lượng nhân lực Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng muốn thực hiện được trước hết phải có vai trò của Nhà nước, vai trò đó cũng được thể hiện thông qua các cơ chế chính sách, các văn bản pháp quy, các quy định của Nhà nước liên quan đến vấn đề nhân lực của Hải quan, như các quy định về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức Hải

quan, chế độ làm việc của Hải quan, các chính sách về khen thưởng, kỷ luật, chính sách tiền lương, phụ cấp, phụ phí... của cán bộ công chức Hải quan.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã có các chính sách, cơ chế văn bản pháp quy liên quan đến nhân lực về Hải quan, do đó góp phần tạo điều kiện cho toàn ngành Hải quan hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển khác nhau của nên kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nước ta từ khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu thì yêu cầu tình hình mới đối với toàn ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan TP Hà nội nói riêng luôn có những yêu cầu đòi hỏi hoàn thành nhiệm vụ ngày càng cao. Đòi hỏi ứng dụng làm chủ những thiết bị khoa học, công nghệ ngày càng hiện đại, nhất là theo lộ trình đã cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và tổ chức thương mại thế giới (WTO)... đòi hỏi Nhà nước luôn phải có sự thay đổi, đổi mới về cơ chế chính sách đối với Hải quan nói chung và do đó liên quan đến nguồn nhân lực Hải quan Hà nội nói riêng. Như vậy, Hải quan thể hiện phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nhân lực của ngành Hải quan.

Hoàn thiện chính sách liên quan đến nhân lực Hải quan phải đáp ứng những yêu cầu:

- Các cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến nhân lực Hải quan, trước hết phải điều chỉnh, đổi mới để phù hợp với các thông lệ, các tiêu chuẩn chất lượng về Hải quan trong khu vực và quốc tế. Cán bộ, công chức Hải quan và đặc biệt là Hải quan của Thủ đô là những người đầu tiên mà người nước ngoài bước chân vào Việt Nam họ tiếp xúc, vì vậy phải có những quy định để cán bộ, công chức Hải quan thể hiện vóc dáng, con người, văn hoá của dân tộc Việt Nam.

- Cơ chế chính sách của Nhà nước đổi mới, hoàn thiện phải đảm bảo cho người cán bộ, công chức Hải quan có tiền lương đảm bảo thu nhập ổn định và thu nhập đó phải đảm bảo được tái sản xuất mở rộng sức lao động để cán bộ, công chức

Hải quan có điều kiện yên tâm công tác và có điều kiện để tự học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ bản thân.

- Cơ chế, chính sách liên quan đến nhân lực Hải quan của Nhà nước phải đổi mới và hoàn thiện không ngừng nhưng phải theo nguyên tắc, phương châm và quan điểm nhất quán. Bởi vì, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường, mở rộng, phát triển cả theo chiều rộng và chiều sâu, với phương châm chỉ đạo: đa dạng, đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế; hội nhập theo hướng đó sẽ ngày càng có nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, nhiều quốc gia và nhiều tổ chức kinh tế mới. Vì vậy, cơ chế, chính sách liên quan đến nhân lực Hải quan nói chung và nâng cao chất lượng Hải quan nói riêng phải đổi mới và hoàn thiện không ngừng để đáp ứng với những biến đổi đó của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhân lực cục hải quan thành phố hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w