Quan niệm về nguồn nhân lực và nhân lực:

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhân lực cục hải quan thành phố hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 44)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.1.1.1.Quan niệm về nguồn nhân lực và nhân lực:

* Quan niệm về nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là một quan niệm rộng, phong phú và đa dạng được hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ và mục tiêu của người tiếp cận.

Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực:

Theo Liên Hợp Quốc thì: nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

Theo tổ chức lao động quốc tế: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Hoặc nói cách khác nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển.

Theo quan niệm của kinh tế phát triển, cho rằng: Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt:

Về số lượng, đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ.

Về chất lượng, đó là sức khỏe và trình độ chuyên môn, kiến thức và sự lành nghề của người lao động.

Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động của xã hội có khả năng cung cấp, tham gia vào quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

* Quan niệm về nhân lực:

Nhân lực cũng có những khái niệm khác nhau, có quan niệm cho rằng nhân lực là thể lực và trí lực của con người. “Lực” ở đây có nghĩa là bao gồm cả thể lực và trí lực, nhân ở đây chính là con người.

Theo giáo trình Quản trị nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân (năm 2004) do Thạc sỹ Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân chủ biên thì: nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này bao gồm cả thể lực và trí lực. Thể lực chỉ sức khoẻ, thân thể, còn trí lực chỉ sự suy nghĩ, sự hiểu biết, am hiểu, sự tiếp thu kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử, giá trị đạo đức, tác phong làm việc, lòng tin của mỗi con người.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Nhân lực là nguồn lực của con người, là toàn bộ năng lực thể lực và trí lực được con người vận dụng trong hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm cho xã hội.

Nói một cách khái quát, nhân lực là lực lượng lao động của xã hội được huy động, tham gia vào hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội.

Nhân lực của một tổ chức là toàn bộ thể lực và trí lực, tức là toàn bộ lực lượng lao động hoạt động trong tổ chức đó.

*Phân biệt nguồn nhân lực và nhân lực:

Theo sự phân tích ở trên, nguồn nhân lực và nhân lực đều có sự giống nhau về mặt bản chất đó là đều nói về thể lực, trí lực của con người. Nhưng chúng lại có sự khác nhau: nguồn nhân lực rộng hơn nhân lực. Nói đến nguồn nhân lực là nói đến nguồn lực của con người, của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là tiềm lực con

người có thể huy động tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Hoặc nói cách khác nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động của xã hội, có khả năng cung cấp nhân lực cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Còn nói đến nhân lực là nói đến thể lực, trí lực tồn tại trong mỗi con người và hợp thành lực lượng lao động của một đơn vị, một tổ chức hoặc một ngành nhất định, nhân lực là lực lượng lao động đang được sử dụng.

Như vậy, cũng có thể hiểu nói đến nhân lực là nói đến lực lượng lao động hiện tại đang tham gia vào hoạt động lao động thực tiễn; còn nói đến nguồn nhân lực là nói đến cả lực lượng lao động tiềm năng, tiềm tàng có khả năng cung cấp, tham gia vào hoạt động lao động thực tiễn để tạo ra sản phẩm cho xã hội.

1.1.1.2.Vai trò của nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

Nhân lực có vai trò đặc biệt to lớn, toàn diện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng lãnh thổ và đối với sự phát triển của lịch sử xã hội. Vai trò đó được thể hiện:

Một là, nhân lực là lực lượng, là nhân tố quyết định quá trình lao động sản xuất tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.

Như chúng ta đã biết, lao động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên, biến đổi tự nhiên để phục vụ mục đích cho con người.

Lao động sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của đời sống xã hội.

Lao động sản xuất là sự kết hợp giữa ba yếu tố là: đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động (người lao động). Trong đó sức lao động (người lao động) là yếu tố cơ bản, quyết định của quá trình lao động sản xuất. Vì sức lao động gắn với con người, mà suy cho đến cùng con người luôn sáng tạo và sử dụng đối tượng lao động, tư liệu lao động để tạo ra của cải vật chất phục vụ lợi ích cho con người. Như vậy, nhân lực là nhân tố quyết định quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Chất lượng nhân lực càng được nâng cao thì sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội càng nhiều, chất lượng sản phẩm càng tốt, giá thành sản phẩm càng giảm, do đó phục vụ cho con người, cho xã hội càng tốt hơn và do đó chất lượng cuộc sống càng cao.

Hai là, nhân lực là lực lượng cơ bản quyết định quá trình tái sản xuất, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức kinh tế.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, con người là trung tâm của nền kinh tế - xã hội, là lực lượng sản xuất số một, tất cả đều từ con người, do con người và vì con người. Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất, con người luôn là nhân tố quyết định quá trình sản xuất của cải vật chất, con người quyết định quá trình phân phối, quá trình trao đổi và tiêu dùng của cải sản xuất ra. Tức là con người quyết định quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

Con người càng được nâng cao về thể lực, trí lực, tức là trình độ con người ngày càng cao thì càng sáng tạo ra những tư liệu sản xuất hiện đại, sử dụng những tư liệu sản xuất càng hiệu quả, đặc biệt là trí sáng tạo của con người trong sự phát triển khoa học, công nghệ và ứng dụng nó vào quá trình lao động sản xuất càng nhanh thì năng suất lao động càng cao, sẽ tạo ra của cải càng dồi dào, phong phú, chất lượng tốt... Như vậy, con người chính là lực lượng chủ yếu, quyết định sự phát triển kinh tế xã hội, quyết định sự phát triển của mỗi tổ chức kinh tế.

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một "tài nguyên đặc biệt", một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Theo cách tư duy của người xưa là "dụng nhân như dụng mộc" không vì một lỗi nào đó mà thay thế, cần phải có phương pháp tổ chức, sắp xếp lại, nâng cao khả năng nhận thức cũng như công việc của mỗi con người từ đó họ có thể tiếp cận được với công việc trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy việc phát triển con người nói chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát riển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, lâu dài là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Ba là, nhân lực là nhân tố quyết định quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia.

Trong thời đại ngày nay, do cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển hết sức mạnh mẽ, làm cho lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia mang tính quốc tế ngày càng cao. Sự phụ thuộc vào nhau giữa các quốc gia trong quá trình phát triển ngày càng lớn. Bởi vậy, muốn phát triển được thì các quốc gia phải không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, đó là xu hướng tất yếu của thời đại. Nghĩa là phải không ngừng hội nhập kinh tế quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu, đóng cửa nền kinh tế nghĩa là “tự sát”.

Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình hợp tác liên kết quốc tế đó chính là từ con người, do con người, vì con người. Tức là, quá trình hội nhập đó phụ thuộc vào trình độ, vào chất lượng nhân lực của mỗi quốc gia, của mỗi tổ chức quốc gia đó. Chất lượng nhân lực của tổ chức, của quốc gia càng cao thì quá trình liên kết, hợp tác quốc tế, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Như vậy, nhân lực là nhân tố quyết định quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.

Bốn là, nhân lực là lực lượng cơ bản sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá dân tộc, những giá trị nhân văn, thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Con người luôn là chủ thể xây dựng, sáng tạo ra giá trị văn hoá, tinh thần, giá trị nhân văn tốt đẹp, nhưng con người cũng là người hưởng thụ những giá trị văn hoá nhân văn đó. Vì giá trị văn hoá nhân văn phải xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người và chính những giá trị văn hoá nhân văn đó cũng phục vụ cho con người.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, phát triển kinh tế con người luôn hướng tới xây dựng một trật tự xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Quyền lực thuộc về

nhân dân là giá trị cao nhất của nền dân chủ. Con người luôn hướng tới một xã hội dân chủ, xã hội mọi người đều bình đẳng đều có quyền và nghĩa vụ lao động và quyền hưởng thụ tương xứng với công sức mà họ đã bỏ ra. Đó phải là xã hội mà mỗi người đều sống vì mọi người, vì xã hội và ngược lại mọi người sống vì mỗi người. Đó cũng chính là xã hội văn minh. Để có được những giá trị cao cả đó phải từ con người, do con người.

1.1.2. Chất lượng nhân lực và tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực:

1.1.2.1. Quan niệm về chất lượng nhân lực:

Nhân lực có nội hàm rộng bao gồm các yếu tố cấu thành về số lượng người, hàm lượng tri thức và khả năng nhận thức, tiếp thu kiến thức, tính năng động, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và cả nền văn hóa cộng đồng. Nhân lực bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng.

Chất lượng nhân lực được biểu hiện ở thể lực, trí lực, đạo đức, tinh thần thái độ, động cơ, ý thức lao động, văn hóa lao động...Thể lực là nền tảng, cơ sở để phát triển trí lực, là phương thức để chuyển tải khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Ý thức tinh thần đạo đức tác phong là yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động chuyển hóa của tri thức thành thực tiễn. Trí tuệ là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu của nhân lực bởi có nó con người mới có thể nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học vào quá trình hoạt động sản xuất và cải biến xã hội.

Vậy có thể hiểu, chất lượng nhân lực là năng lực thể chất, tinh thần, trí lực cấu thành nên lực lượng lao động xã hội, được biểu hiện thông qua thể lực, trí lực, kỹ năng, tác phong làm việc của người lao động.

Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về nâng cao chất lượng nhân lực. Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc, nâng cao chất lượng nhân lực bao gồm nâng cao về chất lượng giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

Có quan điểm cho rằng: nâng cao chất lượng nhân lực là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn, đáp ứng được yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Từ những luận điểm trình bày trên, có thể hiểu: nâng cao chất lượng nhân lực chính là sự tăng lên về thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần của người lao động cùng với quá trình biến đổi cơ cấu nhân lực tiến bộ, hợp lý.

1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực:

Đánh giá chất lượng nhân lực có nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng có thể khái quát lại tập trung thể hiện ở các tiêu chí cơ bản sau:

Một là, năng lực về trình độ, trí tuệ (trí lực).

Năng lực trình độ chuyên môn, trí tuệ tức là trí lực là tiêu chí quan trọng nhất có tính chất quyết định đánh giá chất lượng nhân lực.

Tiêu chí về trí lực, nhân lực của một tổ chức trước hết được biểu hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ thành thạo, khéo léo của người lao động. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề càng cao thì chất lượng nhân lực càng cao.

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề của người lao động cao hay thấp được thể hiện và là kết quả về chất lượng về hệ thống giáo dục đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo và trình độ lao động đào tạo.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lực lượng lao động hiện tại càng cao thì chất lượng nhân lực trong tổ chức đó càng cao. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhân lực cũng được thể hiện thông qua trình độ học vấn, tức là tỷ lệ lao động có trình độ học vấn càng cao thì chất lượng nhân lực của tổ chức đó cũng cao như trình độ giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân cao đẳng, trung cấp...

Tiêu chí về trí lực của nhân lực còn được biểu hiện thông qua trình độ nhận thức, nắm bắt khoa học, công nghệ hiện đại và trình độ làm chủ ứng dụng những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến vào quá trình hoạt động thực tiễn,

hoạt động chuyên môn của mình. Đồng thời, trí lực, nhân lực không những chỉ biểu hiện ở khả năng nhận thức, khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật, nắm bắt các quy luật, các quá trình kinh tế khách quan và biết vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, với điều kiện cụ thể của nền kinh tế, điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Trí lực cũng biểu hiện tính năng động sáng tạo nhạy bén, luôn phải thích ứng được những biến động phức tạp của nền kinh tế thị trường. Chính những biểu hiện trên chứng minh rằng, trí lực là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá chất lượng nhân lực.

Hai là, năng lực về thể chất, tinh thần (thể lực).

Nếu trí lực là tiêu chí quan trọng nhất có tính chất quyết định đánh giá chất lượng nhân lực, thì thể lực cũng là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng lao động. Bởi vì, con người dù có trí lực tốt nhưng không có thể lực, không có sức khoẻ và

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng nhân lực cục hải quan thành phố hà nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36 - 44)