tục gia tăng. Bên cạnh những xu hướng tích cực, sự phát triển của thương mại hàng hoá đang phải đối mặt với thách thức về hàng giả, hàng nhái mang tính tồn cầu trong q trình hội nhập ngày càng gia tăng. Đó là biểu hiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, làm thiệt hại lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh với những nhãn hàng, thương hiệu đã được bảo hộ. Nó cịn ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng do bị nhầm lẫn hàng hố và lợi ích nhà nước bởi bị thất thu thuế, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, của doanh nghiệp vào sự quản lý, kiểm soát của nhà nước.
Sự phát triển của thương mại hàng hoá một mặt vẫn kế thừa thực tiễn trao đổi thương mại thế giới trong những thập niên qua, nhưng mặt khác đã xuất hiện các yếu tố và đặc điểm của xu hướng mới. Nhận thức và nghiên cứu các xu hướng phát triển đó của thương mại hàng hố có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho các cơ quan quản lý thương mại và hoạch định chính sách vĩ mơ của nhà nước, mà cịn hữu ích đối với các doanh nghiệp và người mua, người tiêu dùng hàng hoá. Cụ thể, đối với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và hoạch định chính sách: i) Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu dự báo phát triển thương mại và thị trường hàng hoá cần bám sát các xu hướng trên; ii) Xây dựng các công cụ định hướng như chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại, các chương trình mục tiêu, các dự án phát triển hạ tầng, bồi dưỡng đội ngũ thương nhân phải phân tích các xu hướng trên để xác định các mục
tiêu, giải pháp cho phù hợp; iii) Xây dựng các chính sách khuyến khích, điều tiết phải hướng vào mục tiêu quy hoạch, chiến lược, khai thác được lợi thế thúc đẩy tăng trưởng thương mại, chuyển dịch cơ cấu thương mại, thị trường tối ưu, hiệu quả trên cơ sở nghiên cứu các xu hướng và dự báo đó. Đối với các doanh nghiệp, các xu hướng trên trong lĩnh vực thương mại hàng hố là thơng tin cần thiết để cụ thể hố và vận dụng thích hợp vào cơng tác nghiên cứu, phân tích và hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh, xây dựng các giải pháp huy động, tổ chức và khai thác nguồn lực, điều hành và quản lý, kiểm sốt hoạt động kinh doanh có hiệu quả để phát triển doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dỗn Kế Bơn (2010), Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế,
NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
2. Đặng Đình Đào, Hồng Đức Thân (2012), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
4. Vũ Hữu Tửu (2011), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Danh Vĩnh (2006), 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương
mại Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
6. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
CÂU HỎI ƠN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Phân tích đặc điểm của thương mại hàng hóa? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong phát triển và quản lý nhà nước về thương mại?
2. Trình bày các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hóa? Xu hướng phát triển của các phương thức mua bán trong thương mại hàng hóa?
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường? Vai trị và chính sách của nhà nước trong điều tiết quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường?
4. Phân tích sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ hàng hóa? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả kinh tế của thương mại?
5. Phân tích bản chất và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động thương mại trong lĩnh vực thương mại hàng hóa? Liên hệ thực tiễn các chỉ tiêu này trong phát triển thương mại hàng hóa ở nước ta hiện nay?
6. Phân tích những xu hướng phát triển của thương mại hàng hóa? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong phát triển và quản lý nhà nước về thương mại?