- Khái niệm cung hàng hóa
Cung ứng hàng hố là một bộ phận của sản phẩm xã hội, bao gồm tổng số hàng hố hiện có hoặc sẽ có bán trên thị trường để đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh tốn trong một khoảng thời gian nhất định.
Tổng sản phẩm xã hội sản xuất ra, ngoài phần bị hư hỏng, hao hụt, phần còn lại được phân phối qua hai con đường: Thông qua thị trường và
không qua thị trường (tự sản xuất tự tiêu dùng, quà tặng, trả nợ, dự trữ,
dự phòng...). Phần đưa ra thị trường hình thành nên quỹ hàng hố hoặc số
lượng hàng hoá cung ứng nhằm đáp ứng quỹ mua hoặc nhu cầu có khả năng thanh tốn (nghiên cứu ở mục a của 3.2.1).
Cung ứng hàng hoá bao gồm hàng hoá là thành phẩm đã kết thúc q trình sản xuất (hiện có trên thị trường) và những sản phẩm còn dở dang sẽ được hồn tất để đưa vào lưu thơng (sẽ có trên thị trường).
Cung ứng hàng hố biểu hiện ở cả tổng trị giá và cơ cấu lượng hàng cung ứng trên thị trường từ các nguồn hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hoá của xã hội và dân cư. Quan hệ giữa cung và cầu về hàng hố bao giờ cũng gắn liền với khơng gian và thời gian cụ thể, xác định.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng hàng hoá. Cung về hàng hoá
trên thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nhau. Ở tầm vĩ mô, những yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng hàng hóa bao gồm:
Các yếu tố thuộc về sản xuất trong nước. Yếu tố này bao gồm năng
lực sản xuất, công tác nghiên cứu và triển khai phát triển sản phẩm, vòng đời sản phẩm.
Năng lực sản xuất thể hiện ở quy mô vốn, nhân lực, công suất thiết bị máy móc và trình độ cơng nghệ. Nếu năng lực sản xuất thấp, kém sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng sản phẩm, đến quy mơ sản lượng và cơ cấu hàng hố cung ứng trên thị trường.
Công tác nghiên cứu và triển khai được thể hiện ở việc nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm mới, phân tích thị trường để tìm kiếm và khai thác cơ hội kinh doanh mới, bảo vệ và phát triển các nhãn hàng, thương hiệu sản phẩm. Làm tốt hoạt động này sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng cung ứng hàng hoá trên thị trường.
Chu kỳ sống sản phẩm càng ngắn thì sức ép về sự sáng tạo, đổi mới sản phẩm càng cao và thúc đẩy gia tăng tốc độ, tần suất cung ứng hàng hoá trên thị trường để thu hồi vốn sản xuất. Do vậy, chu kỳ sống sản phẩm cũng tác động đến quy mô cung ứng hàng hố trên thị trường, vì phải bán nhanh hơn, nhiều hơn do vịng đời sản phẩm rút ngắn.
Đặc điểm của nguồn hàng
Nguồn hàng trong nước hoặc nhập khẩu đều có ảnh hưởng với các mức độ khác nhau đến quy mô, cơ cấu, thời gian và chất lượng cung ứng hàng hố.
Nguồn hàng được quy hoạch rõ ràng, có quy mơ lớn, cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, chất lượng tốt, khoảng cách địa lý hợp lý, điều kiện cung ứng (bán, vận chuyển, giao hàng...) ổn định, thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả cung ứng hàng hoá và ngược lại.
Nhà cung cấp có năng lực, uy tín và biết liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và phân phối thường sẽ tận dụng tốt hơn cơ hội thị trường để đẩy nhanh, đẩy mạnh và phát triển hoạt động cung ứng hàng hoá.
Nguồn hàng trong nước nhỏ bé, chất lượng chưa đảm bảo hoặc thậm chí chưa có thể đáp ứng được nhu cầu, trong trường hợp này nguồn hàng nhập khẩu sẽ có ưu thế. Chẳng hạn, nguyên phụ liệu cho một số ngành công nghiệp trong nước thiếu, khơng có thường phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Yếu tố về thị trường
Tự do hoá và bảo hộ đối với thương mại hàng hố có tác động khác nhau đối với hoạt động cung ứng hàng hoá trên thị trường. Nếu thương mại được tự do, khả năng thúc đẩy cung ứng hàng hoá tăng, ngược lại, nếu rào cản thương mại/kỹ thuật tăng thì hoạt động cung ứng hàng hố gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn.
Tình hình cạnh tranh, giá cả khơng chỉ ảnh hưởng đến cầu, mà còn ảnh hưởng đến cả cung ứng hàng hoá và sự phát triển kinh tế, thương mại nói chung của các bên tham gia trao đổi.
Các chính sách điều tiết, biện pháp kiểm sốt và quản lý của nhà nước
Chính sách của nhà nước liên quan tới hoạt động cung ứng và phát triển nguồn hàng gồm nhiều loại, như: Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, vùng kinh tế nơng nghiệp, chính sách thị trường, đầu tư, tài chính... và các hỗ trợ phi tài chính khác. Các biện pháp điều tiết bằng kinh tế, các biện pháp kiểm soát bằng kỹ thuật... đều có tác
động theo những xu hướng khác nhau đối với hoạt động cung ứng hàng hóa trên thị trường.
Các biện pháp quản lý, kiểm soát của nhà nước cần ngăn chặn, xử lý các hoạt động cung ứng hàng hố khơng phép, trái pháp luật hoặc bị cấm, gây nên những tổn hại cho sự phát triển lành mạnh của thị trường và kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp khuyến khích cung ứng các hàng hoá khai thác từ lợi thế nguồn hàng trong nước, từ sản xuất xanh, từ cơng nghệ sạch, sản phẩm an tồn đáp ứng tốt các yêu cầu về mơi trường và phát triển bền vững.
Ngồi ra, các yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh, xung đột, chiến tranh... cũng đều ảnh hưởng tới cả sản xuất, vận chuyển, cung ứng hàng hoá ra thị trường.