Khái niệm về thương mại hàng hó Thương mại hàng hoá ra đờ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 56 - 57)

từ rất sớm trong lịch sử kinh tế và thương mại thế giới, kể từ khi hoạt động trao đổi hàng hoá diễn ra gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ và tầng lớp thương nhân.

Thương mại hàng hố là lĩnh vực cụ thể của thương mại, đó là lĩnh vực trao đổi sản phẩm tồn tại ở dạng vật thể, định hình. Lĩnh vực này phản ánh q trình lưu thơng bao gồm các hoạt động mua bán, vận chuyển, kho hàng nhằm thay đổi hình thái giá trị của hàng hoá (từ hàng sang tiền,

và từ tiền sang hàng), thực hiện giá trị của hàng hoá (theo các mức giá khác nhau) và chuyển giá trị sử dụng của nó đến người tiêu dùng.

Q trình lưu thơng hàng hố gồm nhiều hoạt động khác nhau ở các khâu mua hàng (hoặc nhập khẩu), bán hàng (hoặc xuất khẩu), khâu vận chuyển hàng hoá và kho hàng. Các khâu của q trình lưu thơng hàng hố ln tương tác qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, vừa thống nhất các hoạt

động lưu chuyển hàng hoá với giao nhận, kho vận, vừa có sự tách rời, độc lập tương đối của các hoạt động ở các khâu lưu thơng đó.

Hoạt động trao đổi hàng hố là một trong những hình thức hoạt động kinh tế chủ yếu của người bán, người mua trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, người bán là nhà sản xuất, người mua là người tiêu dùng, còn thương nhân (nhà thương mại) là người đại diện cho cả sản xuất và tiêu dùng, họ chuyên mơn hố cơng việc mua hàng hố để bán hay thực hiện dịch vụ phân phối. Hoạt động của thương nhân trong lĩnh vực thương mại hàng hoá cần rất nhiều dịch vụ hỗ trợ, như dịch vụ thông tin, tư vấn, môi giới, quảng cáo...

Các quan hệ trao đổi chủ yếu trong lĩnh vực thương mại hàng hoá bao gồm: quan hệ giữa thương nhân với nhà sản xuất, người tiêu dùng và giữa những thương nhân với nhau. Trong quá trình phát triển của phân công lao động xã hội, quan hệ trao đổi trực tiếp giữa sản xuất với sản xuất phát triển chậm, quan hệ trao đổi giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua thương nhân, thương mại phát triển nhanh và có tính phổ biến.

Xét về bản chất, thương mại hàng hoá là bộ phận của thương mại, nhưng thuộc ngành hoặc lĩnh vực dịch vụ phân phối. Còn thương mại dịch vụ thuộc các ngành dịch vụ khác theo phân loại của WTO. Do có những đặc điểm khác với thương mại dịch vụ nên các quan hệ trao đổi trong thương mại hàng hoá được thực hiện bởi các phương thức mua bán khác nhau, cơ chế tác động của quản lý nhà nước đến các quan hệ trao đổi đó cũng khác nhau. Trên thực tế, WTO đã xây dựng và áp dụng những định chế riêng để định hướng, điều tiết và kiểm soát đối với lĩnh vực thương mại hàng hố tồn cầu (Điển hình là Hiệp định chung về thuế

quan và thương mại - GATT).

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)