NHỮNG TÁC ĐỘNG VỀ KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI 1 Thương mại đối với tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 37 - 39)

d. Một số cách phân loại khác về tác động của thương mạ

3.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG VỀ KINH TẾ CỦA THƯƠNG MẠI 1 Thương mại đối với tăng trưởng kinh tế

3.2.1. Thương mại đối với tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Mức

gia tăng của cải này có thể đo lường bằng hiện vật hoặc giá trị. Mức tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) được tính cho tồn bộ nền kinh tế hoặc tính bình qn theo đầu người.

Phát triển thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ rất mật thiết. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thương mại. Một nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định luôn tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ với các nguồn lực đầu tư trong nước và ngoài nước. Tăng trưởng kinh tế suy cho cùng là vì con người, vì thế đi liền với tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập và sức mua của các tầng lớp dân cư trong xã hội và đó là tiền đề để mở rộng tiêu thụ trong nước, cũng như nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đây chính là những điều kiện cần thiết và cơ bản cho sự phát triển thương mại. Ngược lại, sự phát triển thương mại có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển của quốc gia đó. Tác động của thương mại tới tăng trưởng kinh tế không chỉ về phương diện số lượng mà cả về chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể xem xét ở một số khía cạnh cụ thể sau:

Thương mại là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra thu nhập quốc dân và gia tăng tổng sản phẩm quốc dân. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng bản thân ngành dịch vụ phân phối đóng góp từ 9 - 21% vào GDP tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia. Nếu chúng ta xem xét thương mại theo nghĩa gồm tất cả các ngành dịch vụ cung ứng các dịch vụ cho thị trường nhằm mục đích sinh lời (trong đó có ngành dịch vụ phân phối) thì đóng góp của thương

mại vào GDP của nền kinh tế rất lớn. Một số quốc gia phát triển như Mỹ và các nước Châu Âu tỷ lệ đóng góp của các ngành dịch vụ vào thu nhập quốc dân lên đến 70 - 80% GDP, ở Việt Nam (năm 2013) khoảng 42%.

Thương mại một mặt trực tiếp làm tăng GDP nhờ chính hoạt động của mình, mặt khác gián tiếp tác động tới việc gia tăng GDP của các ngành kinh tế khác và đây chính là sự tác động có tính chất lan tỏa, hay khả năng mang lại hiệu quả bội số của thương mại cho tăng trưởng kinh tế.

Điều này thể hiện ở những tác động của thương mại đến thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua việc cung ứng các yếu tố đầu vào (ngun,

nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, cơng nghệ…) cho sản xuất đúng, đủ và

kịp thời với giá cả hợp lý, đồng thời đảm bảo tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho sản xuất một cách nhanh chóng, ổn định và giá cả tốt, thương mại sẽ tác động đến năng suất, hiệu quả của sản xuất, gia tăng sản lượng hàng hóa. Sự tác động của thương mại đến tăng trưởng kinh tế thể hiện ở chỗ: Thương mại tạo ra khả năng huy động các nguồn lực sẵn có của quốc gia cũng như tác động tới việc di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia. Nhờ vậy mà góp phần to lớn vào mở rộng quy mô sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, thơng qua đó thương mại cịn tác động đến tăng khả năng tiêu dùng của một quốc gia và gián tiếp sản xuất ra các sản phẩm có hiệu quả hơn là tự sản xuất.

Thương mại tác động đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế thể hiện ở một số phương diện: Đó là nhờ lợi thế về quy mơ do các doanh nghiệp có thể tiếp cận và mở rộng ra các thị trường lớn hơn ở nước ngồi, qua đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với trình độ cơng nghệ hiện đại, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Hay thông qua sự tác động của thương mại tới người tiêu dùng trong việc kích cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại, chất lượng… của hàng hóa, thương mại đã góp phần tạo ra tính ổn định cho phát triển kinh tế trong thời gian dài. Ngoài ra, hội nhập thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng thúc đẩy các quốc gia khai thác và phân bố các nguồn lực một cách hợp lý, làm tăng hiệu quả chung của nền kinh tế. Cũng chính hội nhập thương mại tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác được tiềm năng và các lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác và phân công lao động quốc tế, phân bố hợp lý hơn các nguồn lực kinh tế, nhờ vậy nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả trong phạm vi quốc tế. Đây cũng là những yếu tố tạo ra chất lượng và hiệu quả tăng trưởng cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)