Lĩnh vực thương mại hàng hố địi hỏi phải có khơng gian thị trường thích hợp, dịch vụ hạ tầng kết nối tương thích để thực hiện các giao dịch và tác nghiệp mua bán, vận chuyển, kho hàng. Không gian để trưng bày, giới thiệu hàng hoá tại nơi bán, chất xếp hàng hoá ở trong kho, các cơng trình nhà cửa, kiến trúc xây dựng mang đặc tính thương mại cũng như các hạ tầng logistics khác là cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Lĩnh vực này cũng có yêu cầu về các phương tiện kỹ thuật, công nghệ khác nhau ở các khâu của q trình lưu thơng.
Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức, quản lý chuyên ngành hoặc quản lý lưu thơng những hàng hố ở tầm vĩ mô phải phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa thị trường đối với thương mại hàng hoá. Các cơ quan chức năng, như: Hải quan, thuế, thanh tra, quản lý thị trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, vệ sinh mơi trường, an tồn sản phẩm, kiểm dịch động thực vật… được cơ cấu ở các bộ, ngành là những tổ chức, lực lượng thực thi quan trọng của quản lý nhà nước về thương mại hàng hoá. Trong quan hệ thương mại quốc tế, với nhiều đặc điểm khác biệt so với thương mại dịch vụ mà WTO đã đưa ra các qui định riêng để điều chỉnh thương mại hàng hoá quốc tế, như: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), Hiệp định về xác định Trị giá tính thuế hải quan, Hiệp định Giám định trước khi gửi hàng, Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Hiệp định về áp dụng các biện pháp Kiểm dịch động thực vật (SPS), Hiệp định về Chống trợ cấp (SCM), Hiệp định về Chống phá giá (ADP), Quy định về Tự vệ, Quy tắc Xuất xứ...
Nghiên cứu đặc điểm của thương mại hàng hố có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác quản lý nhà nước về thương mại, cũng như tổ chức và quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập.
Trước hết, đối với công tác quản lý nhà nước: Cần có quy hoạch phát
triển mạng lưới các loại hình thương mại và hệ thống phân phối, quy định điều kiện kinh doanh những hàng hoá trọng điểm, chiến lược trên cơ sở phân công và hợp tác liên ngành, phân cấp và phối hợp giữa trung ương và địa phương. Cần có các quy định chính sách, luật pháp chun ngành phù hợp cam kết quốc tế, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và thúc đẩy lĩnh vực thương mại hàng hoá phát triển trên cả thị trường trong và ngoài nước. Phải sử dụng cơ chế tác động, các biện pháp tổ chức, quản lý và kiểm sốt lưu thơng hàng hố nội địa cũng như xuất nhập khẩu phù hợp trong từng giai đoạn hội nhập và phát triển. Đào tạo, phát triển và cung cấp nguồn nhân lực thích ứng yêu cầu và đặc điểm của lĩnh vực thương mại hàng hoá. Thứ hai, đối với công tác tổ chức và quản trị doanh nghiệp: Quyết định đầu tư kinh doanh vào loại hình thương mại hàng hoá cụ thể đúng đắn. Nghiên cứu, lựa chọn mơ hình tổ chức hoạt động, hình thức kinh doanh thích hợp với đặc điểm của hàng hố và thị trường. Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các chương trình, dự án đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo đúng quy định chính sách, pháp luật của nhà nước đã ban hành và cam kết quốc tế đã ký kết. Liên kết các doanh nghiệp bán buôn với bán lẻ, doanh nghiệp thương mại với logistics và các doanh nghiệp dịch vụ khác đảm bảo tính thống nhất, hạn chế mâu thuẫn, sự "lệch pha" của quá trình lưu thơng hàng hố, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4.1.3. Các phương thức mua bán chủ yếu trong thương mại hàng hoá hàng hoá