Các chức năng cụ thể của thương mại hàng hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 26 - 28)

Đối với thương mại hàng hóa, chức năng của thương mại có thể được chia thành hai nhóm chức năng cơ bản, đó là:

Chức năng thay đổi hình thái giá trị của thương mại

Thương mại có chức năng thay đổi hình thái giá trị từ tiền sang hàng, và ngược lại từ hàng sang tiền thông qua hành vi mua (T - H) và hành vi bán (H – T). Đây còn được gọi là chức năng lưu thông thuần túy của thương mại.

Cùng với việc thay đổi hình thái giá trị là quá trình chuyển đổi quyền sở hữu về hàng hóa và tiền tệ. Quyền sở hữu tiền tệ được chuyển từ người mua sang người bán, và ngược lại quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua.

Nhờ chức năng thay đổi hình thái giá trị của thương mại mà người bán đạt được mục đích của mình là giá trị nhằm tìm kiếm lợi nhuận, người mua có được các giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng khác nhau của mình.

Để thực hiện được chức năng này, thương mại phải tiến hành hàng loạt những hoạt động gắn với việc thay đổi hình thái giá trị và chuyển đổi quyền sở hữu, như: Mua hàng, bán hàng, xúc tiến thương mại, tiếp thị, quảng cáo...

Về lý thuyết, các hành vi thương mại khi thực hiện chức năng này không tạo ra giá trị mới, không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng nó rất cần thiết và có ích cho xã hội.

Chức năng phân phối hàng hóa của thương mại

Sản xuất và tiêu dùng thường không ăn khớp với nhau về không gian, thời gian, số lượng, chủng loại... Vì vậy, để khắc phục sự khơng ăn

khớp đó cần thiết phải có hoạt động phân phối để đưa sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng một cách hợp lý. Trong nền kinh tế hàng hóa, hoạt động phân phối này được thực hiện thông qua thương mại.

Thương mại thực hiện chức năng tổ chức quá trình phân phối hàng hóa nhằm đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến thị trường và tiếp tục hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lưu thơng.

Nhờ có chức năng này mà thương mại có thể tiếp tục thực hiện chức năng thay đổi hình thái giá trị, thực hiện giá trị hàng hóa mà chúng ta vừa đề cập ở trên. Đảm bảo việc thực hiện đưa các sản phẩm sản xuất ra đến thị trường nơi mà người tiêu dùng có nhu cầu phù hợp về số lượng, cơ cấu, thời gian và khơng gian với chi phí thấp nhất. Thực hiện chức năng phân phối, thương mại góp phần giải quyết những mâu thuẫn vốn có giữa cung và cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hàng hóa. Chức năng phân phối hàng hóa của thương mại được thực hiện thông qua hàng loạt những hoạt động khác nhau, cụ thể:

Hoạt động vận chuyển nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và những dịch vụ có liên quan đến vận tải, như: Làm các thủ tục vận tải, giao nhận hàng hóa...

Hoạt động giữ gìn, bảo quản hàng hóa. Những hoạt động này nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa về số lượng, chất lượng trong quá trình vận chuyển, cũng như lưu kho phát sinh do sự không ăn khớp giữa sản xuất và đòi hỏi của thị trường về không gian và thời gian.

Các hoạt động phân loại, chọn lọc, đóng gói, bao bì, gia cơng, chế biến… làm hoàn thiện và làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng.

Các hoạt động thương mại khi thực hiện nhóm chức năng phân phối là các hoạt động mang tính sản xuất. Chúng xảy ra trong khâu lưu thông và được thực hiện bởi ngành thương mại. Khi thực hiện chức năng phân phối, thương mại đã thực hiện bảo vệ và hoàn thiện giá trị sử dụng, đồng thời góp phần làm tăng giá trị hàng hóa. Hoạt động thương mại xét về góc độ này đã trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập quốc dân. Bởi vậy, chức năng này còn được gọi là chức năng tiếp tục sản xuất trong lưu thông của thương mại.

Các chức năng của thương mại được nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Qua nghiên cứu, một mặt chỉ ra rằng để quá trình lưu thơng hàng hóa diễn ra thơng suốt, hiệu quả cần đảm bảo sự thơng suốt của các dịng vận động, đó là dịng vận động của hàng hóa, tiền tệ, thông tin và quyền sở hữu. Mặt khác, các chức năng của thương mại vốn diễn ra đồng thời và có mối quan hệ biện chứng với nhau, việc tách bạch trong nghiên cứu là để thấy bản chất kinh tế và vai trò của từng chức năng trong quá trình lưu thơng hàng hóa. Theo đó, nếu q trình lưu thơng hàng hóa được tổ chức hợp lý sẽ giảm thiểu được những hư phí phát sinh trong q trình lưu thơng.

Trong xã hội hiện đại, hàng loạt yếu tố mới tác động và chi phối tới hoạt động lưu thơng hàng hóa, đó là: Thứ nhất, nhu cầu và địi hỏi của con người đối với thương mại ngày càng cao về chất lượng phục vụ, về sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian; Thứ hai, cạnh tranh trên thị trường

trong tiêu thụ hàng hóa ngày càng gay gắt; Thứ ba, tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng; Thứ tư, vai trò của khâu phân phối hàng hóa ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị hàng hóa; Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật cho phép công tác vận chuyển hàng hóa, giao dịch thương mại có những tiến bộ vượt trội về khơng gian, thời gian, chi phí… Bởi vậy, các chức năng của thương mại cần được nhận thức và vận dụng phù hợp với điều kiện của xã hội hiện đại. Một mặt, tổ chức các hoạt động thương mại phải được tiếp cận, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại, xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. Mặt khác, cần nâng cao chất lượng phục vụ trước, trong và sau bán, tổ chức tiêu dùng để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước, cũng như kiểm sốt và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị của hàng hóa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)