quốc tế. Cùng với các phương thức mua bán đã trình bày trên đây, trong
thương mại quốc tế (xuất, nhập khẩu hàng hố) việc mua bán hàng hóa có thể được thực hiện theo các phương thức sau:
- Xuất (nhập) khẩu trực tiếp, là phương thức mua bán mà bên bán và bên mua có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, trực tiếp quan hệ, giao dịch và trao đổi mua bán hàng hóa. Phương thức này tương đối phổ biến trong thương mại quốc tế, nó được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện theo nội dung thỏa thuận trong các hợp đồng xuất (nhập) khẩu giữa các bên trong nước và nước ngoài.
- Đại lý xuất (nhập) khẩu, là hình thức cụ thể của phương thức xuất (nhập) khẩu qua trung gian, trong đó người giao đại lý ủy thác cho thương nhân làm đại lý xuất (nhập) khẩu hàng hóa. Người giao đại lý có thể ủy thác cho thương nhân làm đại lý các hoạt động bán hàng, mua hàng và các hoạt động khác, như vận chuyển, bảo hiểm, quảng cáo...
Quan hệ giữa người giao đại lý (người ủy thác) với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.
- Gia công xuất khẩu, là phương thức trao đổi mà bên nhận gia công là bên trong nước tiếp nhận hoặc nhập vật tư, nguyên phụ liệu do bên đặt gia công giao cho hoặc bán, cùng bản vẽ thiết kế và tiến hành lắp ráp, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật đã quy định trước của bên nước ngồi, sau đó giao hàng hoặc xuất lại hàng hoá cho bên đặt gia công nước ngồi. Bên nhận gia cơng xuất khẩu sẽ nhận được phí gia cơng để trả công lao động theo thoả thuận hợp đồng. Phương thức này áp dụng tương đối phổ biến đối với các nước đang phát triển (nơi có nhiều lợi thế
về lao động dồi dào, giá nhân công thấp), trong một số lĩnh vực như dệt
may, da giày, điện tử...
- Tạm nhập tái xuất, là phương thức xuất khẩu trở lại nước ngoài (ở
nước tái xuất) đối với những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu, nhưng
chưa qua chế biến. Phương thức mua bán này phản ánh giao dịch thương mại của 3 bên: Nước xuất khẩu, nhập khẩu và nước tái xuất. Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất rồi đi tiếp đến nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Phương thức này bao gồm cả hình thức chuyển khẩu (hàng hố đi
thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu). Hàng hố tạm nhập tái
xuất khơng được phân phối và tiêu dùng trên thị trường nội địa.
- Buôn bán đối lưu, là phương thức trao đổi hàng đổi hàng, trong đó hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với nhau, giao dịch mua bán của hai bên xuất, nhập khẩu diễn ra đồng thời, lượng hàng trao đổi đối lưu tương đương về giá trị. Phương thức trao đổi này phản ánh hoạt động kinh tế khơng phải vì mục đích tiền tệ, mà lượng hàng nhập khẩu có giá trị tương đương lượng hàng đã xuất khẩu. Nó có thể được áp dụng để trao đổi các loại hàng hoá quý hiếm, khan hiếm hoặc hàng tồn kho, bán chậm. Trong trường hợp nước nhập khẩu khó khăn về thanh tốn bằng tiền cũng được áp dụng phương thức trao đổi này. Phương thức hàng đổi hàng cịn có các hình thức bn bán bù trừ (bù cho hàng
hố xuất cịn thiếu và trừ đối với hàng hố xuất thừa ở hợp đồng trước đó), bồi hồn (bồi thường, hồn lại những hàng hố khi xuất khẩu bị hư hỏng hoặc sai về chủng loại, phẩm cấp chất lượng... cho bên nhập khẩu).
Yêu cầu cơ bản của giao dịch thương mại trong phương thức này là sự cân bằng về mặt hàng lựa chọn trao đổi, về giá cả, về tổng trị giá và điều kiện giao hàng.
- Xuất nhập khẩu tại chỗ, là phương thức trao đổi mua bán giữa hai bên trong nước và nước ngoài nhưng các giao dịch thương mại lại diễn ra tại lãnh thổ của một bên trong nước hoặc nước ngồi thơng qua hiện diện thương mại (pháp nhân) và thể nhân. Hàng hố khơng có sự di chuyển qua biên giới của nước có quan hệ trao đổi thương mại. Phương thức này có những lợi thế và xu hướng ngày càng phổ biến ở các nước tham gia sâu, rộng vào quá trình hội nhập quốc tế.
Xuất khẩu tại chỗ phản ánh giao dịch xuất khẩu giữa bên trong nước với bên nước ngoài đang có mặt tại bên trong nước (như các doanh nghiệp
FDI, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đang làm việc, sinh sống tại lãnh thổ của nước xuất khẩu).
Nhập khẩu tại chỗ phản ánh giao dịch nhập khẩu giữa bên trong nước với bên nước ngồi đang có mặt ở bên trong nước (các doanh nghiệp
FDI ở khu chế xuất, hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài).
- Ngồi ra, cịn các phương thức đấu giá, đấu thầu, mua bán tại các sở giao dịch, cụ thể:
Đấu giá quốc tế, là phương thức mua bán đặc biệt, trong đó hàng hố được tổ chức bán cơng khai tại một địa điểm nhất định. Những người mua được xem trước hàng hoá, tự do cạnh tranh về giá và cuối cùng hàng hoá được bán cho người mua trả giá cao nhất. Những mặt hàng áp dụng phương thức mua bán này có đặc điểm là tính cá biệt hố cao, khó hoặc khơng tiêu chuẩn hố được.
Đấu thầu quốc tế cũng là phương thức mua bán đặc biệt, trong đó người mua (là người gọi thầu) công bố các điều kiện mua hàng để người bán (người dự thầu) báo giá cả và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện về tín dụng, giao hàng phù hợp hơn cả so với yêu cầu mà người mua đã đưa ra. Phương thức này áp dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, mua sắm vật tư, thiết bị (đấu thầu mua sắm) và thi cơng cơng trình (đấu thầu dịch vụ xây lắp).
Mua bán qua sở giao dịch hàng hóa là phương thức thơng qua mơi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa với khối lượng nhất định, theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch, với giá cả thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định trong tương lai.
4.2. CUNG, CẦU VỀ HÀNG HỐ VÀ DỰ TRỮ TRONG LƯU THƠNG
Thương mại hàng hố có quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại với thị trường hàng hoá. Nhưng cần phân biệt nội hàm thương mại và thị trường hàng hoá đúng đắn mới thấy được bản chất và mối quan hệ của chúng. Nếu thương mại hàng hố có nội hàm cơ bản cần nghiên cứu là mua, bán, vận chuyển và kho hàng, thì đối với thị trường hàng hố cần nghiên cứu cung, cầu hàng hoá, giá cả và cạnh tranh. Giới hạn nghiên cứu của chương chỉ tập trung vào nghiên cứu cung, cầu hàng hóa và dự trữ trong lưu thơng.
4.2.1. Cung, cầu về hàng hố