d. Một số cách phân loại khác về tác động của thương mạ
3.3.4. Tác động của thương mại đến các vấn đề xã hội khác
Thương mại đối với vấn đề việc làm. Việc làm đóng vai trị quan
trọng đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, là sự đảm bảo tốt nhất giúp người dân, nhất là lực lượng thanh niên tránh các tệ nạn xã hội và bạo
lực. Thực tế, một cơng việc tốt có thể thay đổi cuộc sống của một người và các công việc đúng có thể chuyển đổi tồn bộ xã hội. Cơng ăn việc làm có thể giúp cho các quốc gia ổn định kinh tế - xã hội và phát triển bền vững.
Thương mại là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, ngành dịch vụ phân phối có thể tạo ra từ 15-20% việc làm tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Những việc làm mà lĩnh vực thương mại hàng hóa tạo ra trước hết ở các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ là những doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng lan tỏa, thương mại hàng hóa tiếp tục tạo ra nhiều cơng ăn việc làm mới trong những ngành và các lĩnh vực khác liên quan của nền kinh tế.
So với thương mại hàng hóa, lĩnh vực thương mại dịch vụ cịn tạo ra số lượng công ăn việc làm cho nền kinh tế nhiều hơn. Dịch vụ là một lĩnh vực rộng lớn, đa dạng và ngày càng mở rộng không ngừng cùng với sự phát triển kinh tế và thịnh vượng xã hội. Đặc điểm của lĩnh vực thương mại dịch vụ là sử dụng nhiều lao động sống. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ khó thay thế bằng máy móc cơ giới hoặc tự động hóa so với các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất như nông nghiệp hoặc công nghiệp. Vì thế phát triển thương mại, nhất là thương mại dịch vụ là con đường cơ bản giải quyết vấn đề công ăn việc làm trong xã hội hiện đại. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn với các quốc gia đang phát triển nơi mà dân số đơng, có nhiều lao động dư thừa.
Thương mại đối với chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống là
một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và xã hội. Đối với một quốc gia, chất lượng cuộc sống cũng có thể được xem là thước đo về phúc lợi vật chất và các giá trị tinh thần.
Ổn định, nâng cao mức sống và chất lượng sống của dân cư là mục tiêu của phát triển kinh tế của các quốc gia và là nhiệm vụ quan trọng của các chính phủ. Bởi vì, suy cho cùng phát triển kinh tế cũng là để phục vụ cuộc sống của con người. Mức sống là một trong những chỉ tiêu phản
ánh trình độ phát triển xã hội. Mức sống thường được đo bằng mức thu nhập bình quân đầu người. Mức sống phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế và cách thức phân phối của cải vật chất ở từng thời kỳ nhất định của mỗi quốc gia. Mức sống chỉ mới phản ánh trình độ phát triển xã hội ở mặt lượng của cuộc sống. Chất lượng cuộc sống ngoài sự đảm bảo đáp ứng đầy đủ về vật chất cho con người còn nhiều yếu tố khác nữa như sự bình đẳng và cơng bằng xã hội, sức khỏe và trình độ hiểu biết, môi trường sống lành mạnh… Các yếu tố này phản ánh mặt chất lượng của sự phát triển xã hội. Đó là sự đảm bảo các giá trị cuộc sống về phương diện tinh thần.
Nâng cao chất lượng cuộc sống một mặt phải đảm bảo không ngừng nâng cao mức sống vật chất, mặt khác là việc nâng cao các giá trị tinh thần nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người. Một trong những yếu tố rất quan trọng phản ánh chất lượng cuộc sống đó là độ lớn của quỹ thời gian tự do của một cá nhân và cách thức sử dụng thời gian tự do của mỗi cá nhân vào việc phát triển con người. Chất lượng cuộc sống được nâng cao nếu quỹ thời gian tự do của mỗi cá nhân ngày càng được gia tăng. Quỹ thời gian được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các hoạt động giáo dục, thể dục thể thao, các hoạt động du lịch, giải trí… nhằm tăng cường thể lực và trí lực của con người và để nâng cao hiểu biết văn hóa, xã hội, nhằm phát triển con người tồn diện.
Thương mại phát triển là yếu tố tác động quan trọng tới việc nâng cao mức sống và chất lượng sống của dân cư thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, sự phát triển của thương mại hàng hóa tạo điều kiện cho việc cung cấp nhanh chóng, tiện lợi các loại hàng hóa cho mọi cá nhân trong xã hội, phù hợp với nhu cầu về thời gian, địa điểm, số lượng và chủng loại, đảm bảo ổn định và nâng cao mức sống vật chất cho mọi thành viên trong xã hội. Thứ hai, các ngành thương mại dịch vụ, như dịch vụ viễn thông, phân phối, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải, chăm sóc trẻ, dịch vụ sửa chữa, giúp việc gia đình… phát triển sẽ góp phần to lớn vào việc tiết kiệm thời gian của dân cư trong việc mua sắm hàng hóa, đi lại, giao dịch và các cơng việc nội trợ vụn vặt, góp phần tăng quỹ thời gian tự do và giải phóng phụ nữ. Thứ ba, nhiều ngành dịch vụ như giáo dục,
du lịch, giải trí, thể dục thể thao, y tế, bảo vệ môi trường… đang cung cấp ngày càng đa dạng và chất lượng cao các dịch vụ nhằm đảm bảo cho các thành viên trong xã hội có đủ các điều kiện thuận lợi nhất để họ sử dụng quỹ thời gian tự do của mình cho việc nâng cao chất lượng sống.
Thương mại và các vấn đề dân số. Các yếu tố như qui mô, cơ cấu,
mức độ tăng dân số, mật độ phân bố dân cư đều có ảnh hưởng trực tiếp tới qui mơ, cơ cấu và mức tăng trưởng thương mại của một vùng hoặc một quốc gia. Sự phát triển, sự thịnh vượng của thương mại thường đi liền với sự hấp dẫn về công ăn việc làm, về thu nhập cao, cũng như về mức sống và chất lượng sống. Những nhân tố này tạo ra sức hút mạnh mẽ và là nguyên nhân của những cuộc di chuyển cơ học dân cư. Điều đó dẫn tới sự biến đổi quy mô, cơ cấu, cũng như mật độ phân bố dân cư của các vùng trong một quốc gia. Đồng thời, với quá trình này là sự biến đổi cơ cấu dân cư về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo. Và hệ quả tất yếu mang lại là sự thay đổi các yếu tố xã hội khác như: phong tục, tập qn văn hóa, tín ngưỡng, hơn nhân và tổ chức gia đình…của một địa phương hoặc một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Những tác động xã hội khác của thương mại
Thương mại là nhân tố quan trọng góp phần giảm bớt, xóa bỏ chênh lệch phát triển giữa các vùng của một quốc gia. Phát triển thương mại hàng hóa sẽ thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa giữa các vùng, thúc đẩy chun mơn hóa và tập trung hóa sản xuất, hình thành những vùng kinh tế phát triển, vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng sâu, vùng xa. Bởi vậy, phát triển thương mại có thể làm rút ngắn dần khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng trong một quốc gia.
Phát triển các ngành dịch vụ vận tải, viễn thông, ngân hàng, tài chính… một mặt, thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng lạc hậu, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, các ngành dịch vụ này cùng với các ngành dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí, du lịch… sẽ góp phần giảm bớt khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược về phương diện xã hội.
Hội nhập thương mại quốc tế cũng đang tạo ra những khả năng to lớn cho các quốc gia nhờ những cơ hội về thị trường, cơ hội tiếp cận với
các nguồn lực kinh tế từ các quốc gia khác để phát triển kinh tế. Thông qua hội nhập kinh tế và thương mại các quốc gia ngày càng hội nhập sâu hơn về văn hóa, thể thao, giáo dục… Thương mại như một trong những nhân tố quan trọng thu hẹp dần khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia và giữa các khu vực khác nhau của thế giới.
Những tác động xã hội của thương mại không chỉ bao gồm những yếu tố tích cực. Do bản chất kinh tế của thương mại là chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, bởi vậy, nếu thiếu sự can thiệp và kiểm sốt vĩ mơ của nhà nước theo những mục tiêu xác định, thương mại cũng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực về mặt xã hội, cụ thể:
Phân phối của cải thông qua thương mại thực chất là thực hiện sự phân phối lại cái đã được phân phối trong quá trình tái sản xuất xã hội. Quá trình phân phối lại này diễn ra dưới sự tác động tự phát và đầy rẫy sự rủi ro của thị trường. Quá trình này có thể đưa đến sự bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa các vùng khác nhau và giữa các quốc gia, đó cũng là những mầm mống đưa đến những mâu thuẫn, bất ổn về chính trị.
Cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, chiếm đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của những bất ổn chính trị, sự can thiệp chủ quyền giữa các quốc gia, thậm chí cịn là ngun nhân của những xung đột và các cuộc chiến tranh giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới.