Phân loại thương mại hàng hóa Tuỳ theo mục đích nghiên cứu,

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 57 - 60)

thương mại hàng hóa có thể có những cách phân loại khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại thương mại hàng hóa phổ biến:

Theo cơng dụng của hàng hố, thương mại hàng hóa được chia

thành hai bộ phận sau:

- Thương mại hàng sản xuất (tư liệu sản xuất), bao gồm các quan hệ trao đổi hàng hoá là các yếu tố đầu vào của sản xuất, như: Vật tư, nguyên

nhiên phụ liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dây chuyền công nghệ. Ở đây, đối tượng trao đổi là các tư liệu sản xuất, mục đích trao đổi là phục vụ cho q trình sản xuất.

- Thương mại hàng tiêu dùng (tư liệu tiêu dùng), bao gồm các quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá là các tư liệu tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt vật chất của con người và tái sản xuất sức lao động.

Theo đặc điểm của hàng hoá, thương mại hàng hóa được chia thành

hai bộ phận sau:

- Thương mại hàng lương thực - thực phẩm, bao gồm các quan hệ trao đổi hàng hóa là các sản phẩm hàng hố do các ngành nông nghiệp, thuỷ sản sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu đầu vào của sản xuất, chế biến công nghiệp và nhu cầu ăn, uống nhằm tái tạo sức lao động, nâng cao đời sống vật chất của con người, xã hội.

- Thương mại hàng phi lương thực - thực phẩm, bao gồm các quan hệ trao đổi hàng hóa là các sản phẩm do các ngành cơng nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất (vật tư, thiết bị máy móc, phụ tùng...) và nhu cầu hàng công nghiệp tiêu dùng của dân cư, xã hội.

Ngồi ra, theo đặc điểm của hàng hóa cũng có thể phân loại thương mại hàng hóa thành: Thương mại hàng nông, lâm, thuỷ sản (đã qua hoặc

chưa qua chế biến), bao gồm thương mại hàng lúa gạo, cà phê, chè, hồ

tiêu, cao su, dược liệu, thuỷ, hải sản...; và thương mại hàng công nghiệp, bao gồm thương mại hàng dệt may, giày dép, điện tử, điện lạnh, phương tiện đi lại, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ...

Theo các khâu hay đặc điểm của lưu thơng hàng hố, thương mại

hàng hóa được chia thành hai bộ phận/khâu sau:

- Thương mại hàng hố bán bn. Đây là lĩnh vực phản ánh quan hệ trao đổi mua bán bn hàng hố giữa các nhà sản xuất với sản xuất, sản xuất với thương nhân hoặc nội bộ thương nhân. Hoạt động bán bn hàng hố diễn ra ở thị trường bán buôn, chủ yếu ở các chợ đầu mối, các sàn giao dịch, các trung gian thương mại, trung tâm bán buôn trong nước và quốc tế.

- Thương mại hàng hoá bán lẻ. Thương mại hàng hóa bán lẻ phản ánh quan hệ trao đổi mua bán trực tiếp về hàng hoá giữa những người sản xuất hoặc thương nhân với người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động mua bán lẻ hàng hoá diễn ra trên thị trường bán lẻ, chủ yếu ở các chợ dân sinh, cửa hàng chuyên doanh, bách hoá tổng hợp, các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện ích...

Theo phạm vi trao đổi/hoạt động của thương mại hàng hóa, thương

mại hàng hóa được phân chia thành hai bộ phận sau:

- Thương mại hàng hoá trong nước/nội địa, bao gồm các quan hệ trao đổi mua bán hàng hố (là sản phẩm của sản xuất nơng, lâm, ngư

nghiệp và sản xuất công nghiệp) giữa các chủ thể thương mại trên thị

trường nội địa. Thương mại hàng hố trong nước cịn được phân theo phạm vi địa lý hẹp hơn như: Thương mại thành thị, thương mại nông thôn, thương mại biên giới, miền núi, hải đảo.

- Thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu, bao gồm các quan hệ trao đổi xuất nhập khẩu giữa trong nước với nước ngồi. Đó chính là thương mại hàng hố với nước ngồi, bộ phận chủ yếu hình thành ngoại thương của một nước. Tuỳ theo sự lưu thơng của hàng hóa trên thị trường ngồi nước, nó có thể phân chia thành thương mại hàng hoá với từng nước, vùng lãnh thổ hoặc thương mại hàng hố khu vực và tồn cầu.

Theo mức độ tham gia quá trình tự do hóa thương mại hay liên quan

đến mức độ điều tiết, can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực ngoại thương, thương mại hàng hóa của một quốc gia được phân chia thành hai khu vực sau:

- Thương mại hàng hố có bảo hộ, là thương mại có sự nâng đỡ, bảo vệ của nhà nước đối với hàng hoá sản xuất trong nước. Trong trường hợp để bảo vệ sản xuất và thị trường hàng hoá nội địa, nhà nước thường xây dựng các hàng rào thương mại thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để ngăn cản sự thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc bảo hộ thương mại cịn được thực hiện thơng qua việc áp dụng những chính sách ưu đãi đối với các khu vực, ngành sản xuất trong nước.

- Thương mại hàng hoá tự do (khơng có bảo hộ), là trao đổi buôn bán hàng hố quốc tế có rất ít hoặc khơng gặp trở ngại nào về rào cản thương mại. Trong trường hợp này, nhà nước tạo thuận lợi cho thương mại của hai bên được tự do, mở rộng và phát triển. Thương mại tự do thường gắn liền với sự mở cửa thị trường hàng hoá trong quá trình hội nhập...

Những phân loại thương mại hàng hoá nói trên có ý nghĩa trên cả tầm vĩ mô của quản lý nhà nước và tầm vi mô của quản trị doanh nghiệp. Trên tầm vĩ mơ, giúp nhà nước có căn cứ xây dựng các quy định chính sách, luật pháp nhằm tạo khung khổ, hàng lang pháp lý để hướng dẫn, điều tiết hoặc điều chỉnh hoạt động trao đổi của các chủ thể thương mại trên các loại thị trường. Trên tầm vi mơ, phân loại thương mại hàng hóa giúp các doanh nghiệp nhận diện, phân tích để có các lựa chọn quyết định kinh doanh, đầu tư hoặc sử dụng các nguồn lực trong lĩnh vực thương mại hàng hố cụ thể phù hợp với khả năng và khơng trái với quy định pháp luật (bao gồm chính sách, luật pháp trong nước và quốc tế

cũng như các thoả thuận, cam kết đã ký kết).

4.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hoá

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương: Phần 1 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)