Trên thị trường hàng hoá, quan hệ cung - cầu luôn vận động và tương tác qua lại với nhau thông qua giá cả. Sự vận động của quan hệ cung - cầu thể hiện ở hai trạng thái dựa trên cơ chế hoạt động của quy luật cung cầu, quy luật giá trị và cạnh tranh.
- Trạng thái cân bằng
Cân bằng cung - cầu khi cung ăn khớp với cầu về các mặt: Tổng trị giá, về cơ cấu, về chất lượng hàng hố, về giá cả, về khơng gian và thời gian. Tuy nhiên, không nên hiểu cân bằng cung cầu về mặt tuyệt đối, ngang bằng, mà theo một quan hệ tỷ lệ xác định. Trên thực tế, khơng thể có được sự cân bằng cung cầu tuyệt đối, vì khơng thể đáp ứng được sự cân bằng trên tất cả các khía cạnh về lượng và giá trị, về chất lượng và giá cả, theo thời gian và địa điểm giữa cung và cầu. Thường chỉ ngẫu nhiên quan hệ cung - cầu đạt được sự ăn khớp nào đó trên một trong các khía cạnh như đã nêu trên.
- Trạng thái mất cân bằng
Mất cân bằng cung cầu thể hiện qua hai xu hướng: (1) Cung vượt quá cầu và (2) Cung không theo kịp cầu. Thực tiễn lịch sử hoạt động của thị trường đã chỉ ra rằng, mất cân đối quan hệ cung - cầu là trạng thái tương đối phổ biến, có tính thường xuyên. Tuy nhiên, sự biến động lớn
của cung cầu là nguyên nhân tạo nên những "cú sốc" từ thị trường, điều này có thể gây nên những rủi ro, thậm chí để lại hậu quả nặng nề, lâu dài đối với nền kinh tế - xã hội và an ninh của quốc gia.
Thực chất quan hệ cung - cầu về hàng hoá là mối quan hệ giữa người bán và người mua nhưng được phản ánh thông qua thị trường và gắn liền với các hoạt động trao đổi trong lĩnh vực thương mại hàng hoá. Quan hệ cung - cầu hàng hoá cũng phản ánh quan hệ giữa hàng hoá và tiền tệ, quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá, quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Biểu hiện tương tác giữa các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh trên thị trường hàng hoá
Quy luật giá trị phản ánh quan hệ giữa giá cả, giá trị có thể ăn khớp (giá cả tương ứng với giá trị) và tách rời nhau (giá cả cao hoặc thấp hơn
giá trị). Nếu như quy luật giá trị giải thích sự vận động của giá cả hàng
hố, thì quy luật cung cầu lại giải thích sự vận động của quan hệ giữa cung và cầu theo hai trạng thái đã nghiên cứu ở trên. Trên thị trường, sự hoạt động của hai quy luật giá trị và quy luật cung cầu được thể hiện ở quan hệ tương tác liên tục giữa cung cầu với giá cả, giá trị của hàng hoá. Hiện tượng phổ biến do cơ chế hoạt động, tương tác của các quy luật này trên thị trường hàng hoá là:
Tương tác của cung cầu đối với giá: Cung vượt cầu làm cho giá cả thị trường giảm xuống, cung không theo kịp cầu giá cả sẽ tăng lên, trường hợp cung cầu ăn khớp, cân đối, giá cả trở về "điểm cân bằng" và ở đó giá cả được bán theo đúng giá trị của hàng hóa.
Tương tác của giá đến cung cầu: Giá tăng kích thích tăng cung, nhưng hạn chế cầu, ngược lại giá giảm sẽ kích cầu nhưng khơng kích cung, mà làm giảm cung. Giá cả ổn định, dao động ít quanh "điểm cân bằng" sẽ giúp ổn định thị trường và các quan hệ cung - cầu.
Quy luật cạnh tranh với quy luật giá trị và cung cầu. Quy luật cạnh tranh giải thích các hiện tượng cạnh tranh giữa nội bộ bên bán, bên mua hoặc giữa bên bán và bên mua diễn ra trên thị trường vừa tác động đến cung cầu, vừa tác động đến giá cả. Sự tương tác giữa các quy luật trên
được thể hiện ở chỗ: Nếu cạnh tranh diễn ra ở bên cung (do dư cung so
với cầu) thường dẫn đến giảm giá bán, cạnh tranh ở bên cầu (do cung không kịp cầu) sẽ làm tăng giá mua, cạnh tranh giữa bên bán và bên mua
cùng với tương tác của quan hệ cung cầu làm giá dịch chuyển về "điểm cân bằng" thị trường. Như vậy, cạnh tranh làm thay đổi giá cả theo các xu hướng khác nhau (cao hơn, thấp hơn hoặc tiếp cận mức giá ở "điểm
cân bằng"), cạnh tranh có khả năng kích cung, kích cầu thị trường. Mặt
khác, giá cả cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh: Nếu giảm giá thường thúc đẩy cạnh tranh hơn, kích cầu và thu hút khách hàng, tăng giá thì ngược lại. Cung cầu ổn định thường ít tác động đến cạnh tranh và ngược lại.
Các quy luật tương tác qua lại, liên tục với nhau trên thị trường biểu hiện qua tác động của các quan hệ cung - cầu, giá cả và cạnh tranh. Hiện tượng phổ biến là cung cầu tách rời nhau, giá cả vận động xoay quanh giá trị (điểm cân bằng thị trường), cạnh tranh luôn diễn ra giữa các bên tham gia thị trường.
4.2.2. Dự trữ trong lưu thông