Phân tích cơ cấu tín dụng theo ngành tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)

2012

2.2.1.3 Phân tích cơ cấu tín dụng theo ngành tại BIDV

- 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 2008 2009 2010 2011 2012 Dự phòng chung Dự phòng cụ thể

Bảng 2.4 : Phân tích dư nợ cho vay theo ngành tại BIDV giai đoạn 2008-2012 (%)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 6.45% 5.63% 4.02% 4.46% 5.34%

Công nghiệp khai thác mỏ 3.88% 5.89% 8.87% 2.73% 2.97%

Công nghiệp chế biến 20.49% 18.05% 12.10% 25.74% 21.97%

Sản xuất và phân phối điện khí đốt

và nước 7.02% 6.95% 8.49% 9.44% 12.38%

Cung cấp nước, quản lý, xử lý nước

thải, rác thải 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.16%

Xây dựng, Hoạt động kinh doanh

bất động sản 23.09% 23.18% 27.04% 14.42% 19.49%

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá

nhân và gia đình 14.91% 15.92% 15.45% 20.21% 19.97%

Khách sạn và nhà hàng 5.45% 4.69% 2.54% 0.81% 2.99%

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 5.75% 7.04% 5.61% 5.31% 3.98% Hoạt động tài chính, ngân hàng,

bảo hiểm 1.18% 1.94% 2.04% 0.71% 0.21%

Hoạt động khoa học và công nghệ 0.00% 0.01% 0.69% 3.72% 0.07% Các hoạt động liên quan kinh

doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0.00% 0.00% 0.00% 0.56% 0.03% Quản lý Nhà nước và an ninh Quốc

phịng: Đảng, đồn thể, đảm bảo

XH bắt buộc 0.00% 0.06% 0.05% 0.13% 0.75%

Giáo dục và đào tạo 0.13% 0.16% 0.20% 0.22% 0.08%

Y tế và hoạt động cứu trợ XH 0.93% 0.83% 0.63% 0.56% 0.50%

Hoạt động văn hóa, thể thao 0.98% 1.22% 0.89% 0.03% 0.15%

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng

đồng 9.63% 7.96% 11.10% 10.97% 8.96%

Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình 0.00% 0.42% 0.24% 0.00% 0.00% Hoạt động các tổ chức và đoàn thể

quốc tế 0.09% 0.05% 0.04% 0.00% 0.00%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm tốn (VAS) của BIDV năm 2008-2012) [12,13,14,15,16].

Biểu đồ 2.5 : Phân tích dư nợ cho vay theo ngành tại BIDV giai đoạn 2008-2012 (%)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán (VAS) của BIDV năm 2008-2012) [12,13,14,15,16].

Dựa vào Biểu đồ trên, ta thấy dư nợ cho vay của BIDV trong giai đoạn 2008- 2010 chủ yếu tập trung nhiều trong ngành xây dựng, cao nhất là vào năm 2010. Tuy nhiên, trong năm 2011, tỷ lệ này đã giảm gần một nửa do chủ trương bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thương mại phải giảm dư nợ cho vay bất động sản. Từ năm 2011, cơ cấu cho vay theo ngành đã có sự chuyển biến từ cho vay bất động sản sang tập trung cho vay các lĩnh vực công thương nghiệp. Điều này

0.00% 5.00%10.00%15.00%20.00%25.00%30.00% Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp khai thác mỏ Công nghiệp chế biến Sản xuất và phân phối điện khí đốt …

Cung cấp nước, quản lý, xử lý … Xây dựng, Hoạt động kinh doanh … Thương nghiệp, sửa chữa xe có …

Khách sạn và nhà hàng Vận tải, kho bãi, thơng tin liên lạc

Hoạt động tài chính, ngân hàng, … Hoạt động khoa học và công nghệ

Các hoạt động liên quan kinh … Quản lý Nhà nước và an ninh …

Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động cứu trợ XH Hoạt động văn hóa, thể thao Hoạt động phục vụ cá nhân và … Hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình Hoạt động các tổ chức và đồn thể … 2012 2011 2010 2009 2008

cho thấy BIDV đã tích cực chuyển đổi cơ cấu tín dụng sang hướng giảm dư nợ cho vay bất bộng sản nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.

2.2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV 2.2.2.1 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV 2.2.2.1 Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

BIDV hoạt động theo mơ hình Ngân hàng thương mại cổ phần, cụ thể theo phụ lục 2 - Mơ hình cơ cấu tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

Về cơ cấu tổ chức gồm: (i) Đại hội đồng cổ đơng; (ii) Ban Kiểm sốt; (iii) Hội đồng Quản trị; (iv) Tổng Giám đốc và (v) Bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc gồm các Phó Tổng Giám đốc, mỗi Phó Tổng Giám đốc sẽ được giao nhiệm vụ phụ trách một Khối, Kế toán trưởng và các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính. Đứng đầu các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính là chức danh Giám đốc.

Khối Quản lý rủi ro: Chịu trách nhiệm kiểm sốt các hoạt động tín dụng và các rủi ro khác mà ngân hàng có thể gặp phải. Khối này thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh tiềm năng được các khối kinh doanh khác đề xuất.

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được BIDV thực hiện thơng qua Ban Quản lý rủi ro tín dụng và quy trình chặt chẽ từ xếp hạng tín nhiệm, phê duyệt, thẩm định đến giải ngân và quản lý tín dụng, trích dự phịng rủi ro. Mặc dù vậy, khơng có gì đảm bảo mọi rủi ro tín dụng đều được loại bỏ và do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng thu lãi, thu hồi nợ vay của BIDV.

Về cơ bản, BIDV đã tạo ra sự phân tách về mặt tổ chức và đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro trong các hoạt động của Ngân hàng theo nguyên tắc mọi sản phẩm, quy trình nghiệp vụ đều được tách bạch qua 03 chức năng theo 03 khối: Khối kinh doanh “Front Office”, khối Quản lý rủi ro “Middle Office” và các khối tác nghiệp/hỗ trợ “Back/Support Office”.

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đã được BIDV đưa vào trong quy trình nghiệp vụ để xem xét, đánh giá, kiểm sốt trước khi được phê duyệt thơng qua để triển khai trong thực tế hoạt động, giao dịch với khách hàng. Nghiệp vụ cấp tín

dụng được thực hiện và kiểm sốt qua 03 khâu: đề xuất - quản lý rủi ro/phê duyệt - tác nghiệp.

Việc tách bạch các khâu trong hoạt động tín dụng đã ngăn chặn rất nhiều khuynh hướng tâm lý tùy tiện, tiêu cực trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn hoạt động khó khăn của ngành ngân hàng trong thời gian qua. Việc tách bạch này còn giúp hệ thống phát hiện và xử lý các hiện tượng, vụ việc tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: Xác định dấu hiệu rủi ro

Xác định các dấu hiệu rủi ro: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro theo 07 nhóm sau:

a) Dấu hiệu rủi ro liên quan đến mơ hình tổ chức, cán bộ và an tồn nơi làm việc.

Đánh giá, nhận diện các rủi ro liên quan như: vi phạm mơ hình tổ chức, rủi ro từ cán bộ, rủi ro từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ, các chi phí bồi thường liên quan đến người lao động và an toàn nơi làm việc.

b) Dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định

Rà sốt cơ chế, chính sách, quy định hiện hành nhằm phát hiện dấu hiệu rủi ro:

- Khơng có, thiếu hoặc quy định chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, có kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

- Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, hoặc không thể thực hiện, những bất hợp lý, gây khó khăn cho người thực hiện.

c) Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ Bước 1: Xác định dấu hiệu rủi ro Bước 2: Theo dõi sự cố rủi ro Bước 3: Đo lường rủi ro Bước 4: Phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro Bước 5: Giám sát rủi ro

Nhận diện những dấu hiệu rủi ro như cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với khách hàng để thực hiện các hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại uy tín của ngân hàng.

d) Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài

Nhận diện những dấu hiệu rủi ro do các hành động có ý định gian lận, biển thủ tài sản, không tuân thủ pháp luật của khách hàng.

e) Dấu hiệu rủi ro liên quan đến q trình xử lý cơng việc

Theo dõi, thống kê đầy đủ, thường xuyên các lỗi, sai sót phát sinh trong q trình xử lý cơng việc, xác định các dấu hiệu rủi ro như: Thực hiện nghiệp vụ không được ủy quyền, vượt thẩm quyền; thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, khơng bảo vệ lợi ích chính đáng tối đa cho BIDV trong điều kiện có thể thực hiện được; khơng tn thủ quy định, quy trình; kiểm sốt khơng chặt chẽ…

f) Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin

Thực hiện thống kê, theo dõi đầy đủ các lỗi, sai sót, các sự cố, các dấu hiệu của hệ thống công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến hoạt động.

g) Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản

Xem xét, đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản vật chất do yếu tố chủ quan và khách quan.

Bước 2: Theo dõi sự cố rủi ro: các cá nhân, bộ phận có liên quan chịu trách

nhiệm tổng hợp, kết xuất các báo cáo liên quan

Bước 3: Đo lường rủi ro: đo lường khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng

của các loại rủi ro. Xác định rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro khơng thể chấp nhận được.

Bước 4: Phịng ngừa và giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp

1. Thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu, văn bản liên quan đến rủi ro trong kỳ báo cáo:

Kết thúc kỳ báo cáo, các đơn vị chức năng thực hiện:

1.1. Tổng hợp các kết quả của quá trình xác định và đo lường rủi ro do đơn vị tự xác định, đo lường trong kỳ;

1.2. Thu nhập các kết luận của kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kết luận của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, kiểm tốn bên ngồi (nếu có) liên quan đến rủi ro của bộ phận;

1.3. Tổng hợp kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo về Ban quản trị rủi ro tín dụng.

2. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro

2.1. Trên cơ sở kết quả của quá trình xác định và đo lường rủi ro, các đơn vị tự xây dựng phương án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của đơn vị, Ban QLRRTT&TN xây dựng phương án phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro của tồn hệ thống.

2.2. Biện pháp phịng ngừa, giảm nhẹ rủi ro gồm:

 Ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản chế độ của BIDV (chính sách, quy định, quy trình) phù hợp.

 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định;

 Tăng cường giáo dục, học tập bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của BIDV;

 Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ;  Kế hoạch sửa chữa các lỗi, sai sót;

 Các hành động phòng tránh rủi ro hoặc dừng hoạt động có thể gây ra rủi ro;  Xây dựng phương án giảm nhẹ rủi ro đối với các sự cố bất ngờ;  Thực hiện chế tài xử lý trong công tác QLRR;

 Mua bảo hiểm;

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro

 Ban QLRRTT&TN đầu mối triển khai thực hiện phương án giảm nhẹ rủi ro của toàn hệ thống.

 Phòng Quản lý rủi ro đầu mối triển khai thực hiện phương án giảm nhẹ rủi ro tại Chi nhánh.

Bước 5: Giám sát rủi ro

 Đối với tồn hệ thống: Ban quản trị rủi ro tín dụng là đầu mối thực hiện giám sát rủi ro tác nghiệp toàn hệ thống.

 Tại chi nhánh: Phòng Quản lý rủi ro là đầu mối thực hiện giám sát rủi ro của chi nhánh.

2.2.2.2 Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

Để phân tích rủi ro tín dụng, BIDV sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro: phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV được thực hiện tại cấp chi nhánh và Trụ sở chính. Sau khi khách hàng có đơn đề nghị cấp tín dụng cùng với hồ sơ vay vốn, bộ phận quan hệ khách hàng sẽ thực hiện thẩm định khoản vay bao gồm: tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, đánh giá phân tích phương án/kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, xác định hạn mức cho vay, mức lãi suất, phương án cấp tín dụng... và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Tùy trường hợp cụ thể, báo cáo đề xuất tín dụng sẽ được chuyển cho bộ phận quản trị rủi ro tín dụng để tiến hành độc lập phân tích rà sốt, đánh giá lại toàn bộ các rủi ro liên quan, xác định mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro (trong trường hợp phải thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng) và hồ sơ tín dụng sau đó sẽ được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện nay, BIDV thực hiện phân cấp thẩm quyền cho các cấp tại Hội sở chính và các cấp, chức danh tại chi nhánh. Việc phân cấp cho các cấp, chức danh điều hành tại Chi nhánh đảm bảo phù hợp theo các quy trình cấp tín dụng bán bn, bán lẻ và mức phân cấp được Hội sở chính rà sốt, giao hàng năm cho từng chi nhánh căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế, mục tiêu kiểm sốt rủi ro tín dụng của chi nhánh. Các tiêu chí để xác định mức thẩm quyền phân cấp bao gồm: (i) nhóm tiêu chí về quy mơ dư nợ; (ii) nhóm tiêu chí về chất lượng tín dụng; (iii) nhóm tiêu chí về khách hàng vượt thẩm quyền phán quyết hiện tại; (iv) nhóm tiêu chí về đánh giá năng lực điều hành của chi nhánh và (v) nhóm tiêu chí về tuân thủ chỉ đạo điều hành của Trụ sở chính. Khoản tín dụng sau khi đã được phê duyệt sẽ được theo dõi và giám sát trong suốt quá trình đàm phán ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, thanh lý hợp đồng và các thủ tục khác.

2.2.2.3 Cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Credit Rating System - ICRS) để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Sau khi được NHNN thẩm tra và phê duyệt, bắt đầu từ quý IV/2006, BIDV đã chính thức áp dụng hệ thống này. Hệ thống bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá tồn diện về khách hàng như tình hình tài chính, khả năng trả nợ, chiều hướng phát triển của doanh nghiệp và cũng như những ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của ngành nghề. Trên cơ sở kết quả xếp hạng theo ICRS (đối với những khách hàng đủ điều kiện xếp hạng) hoặc tình hình trả nợ của khách hàng (nợ quá hạn, nợ cơ cấu – đối với những khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng), BIDV thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung.

Dự phịng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn và cam kết cho vay khơng hủy ngang vơ điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phịng cụ thể được tính bằng giá trị cịn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo

đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN rồi nhân với các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm nợ như sau:

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm tốn (VAS) của BIDV giai đoạn 2008 – 2012) [12,13,14,15,16].

Các thông tin được yêu cầu nhập vào hệ thống chấm điểm tín dụng bao gồm thơng tin tài chính và phi tài chính.

Thơng tin tài chính sẽ được đánh giá thông qua một bộ chỉ tiêu gồm 14 chỉ

tiêu tài chính được liệt kê trong phụ lục 3.1. Cán bộ tín dụng khơng phải tính các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu này sẽ được phần mềm tự động tính, link với bộ giá trị và xác định kết quả điểm.

Thơng tin phi tài chính được sắp xếp thành 5 nhóm chỉ tiêu sau:

1) Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ

 Khả năng trả nợ trung dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)