Thường xuyên đào tạo cho cán bộ về đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 86)

2012

3.3 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

3.3.1.3 Thường xuyên đào tạo cho cán bộ về đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề

khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi nhân viên của ngân hàng, đặc biệt nhân viên có liên quan đến công tác cho vay không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà cịn phải khơng ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng.

- Đào tạo bộ phận tái thẩm định phải là những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm, hiểu biết rộng về lĩnh vực tín dụng và các ngành nghề liên quan. Hiện tại, các cán bộ tái Thẩm Định phần lớn là những cán bộ khơng có kinh nghiệm, chưa hiểu rõ các quy trình nghiệp vụ cũng như đặc thù kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề khác nhau, chưa từng công tác qua bộ phận thẩm định, thường đưa ra các quyết định sai lầm, không thực tế, gây tranh cãi lớn giữa bộ phận thẩm định và tái thẩm định. Do đó cần phải đẩy mạnh đào tạo bộ phận tái thẩm định bằng cách cử cán bộ tái thẩm định tham gia các khóa đào tạo định kỳ, cử cán bộ tham gia trực tiếp công tác thẩm định trong thời gian nhất định.

- Thường xuyên tồ chức các khóa hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ nghiệp vụ trong ngân hàng.

3.3.1.3 Thường xuyên đào tạo cho cán bộ về đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp nghiệp

Lợi nhuận, lịng tham và sự chi phối của các nhóm lợi ích rất dễ gây ra vi phạm đạo đức. Do vậy, nếu đạo đức kinh doanh ngân hàng không được thường

xuyên rèn luyện, hun đúc, cán bộ ngân hàng sẽ dễ bị tha hóa, bị cám dỗ (Viên Thế Giang (2011), “Nhận diện nguy cơ vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng (23), tr.30-31) [1].

Rủi ro tín dụng phát sinh khi các ngân hàng, nhà quản trị, nhân viên ngân hàng không tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, lạm dụng vị trí cơng tác của mình hoặc gây sức ép đối với khách hàng để trục lợi với nhiều hành vi như cán bộ tín dụng tự ý lấy sổ tiết kiệm khách hàng điền thêm số tiền rồi đem thế chấp ở ngân hàng khác, rút tiền mua chứng khốn, bn đất; hay nhận hối lộ khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng, lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi… Do đó, việc bảo đảm các tiêu chuẩn đạo đức cho người quản lý, nhân viên tác nghiệp ngân hàng cần được ngân hàng quan tâm và thường xuyên rà soát.

Về ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi nhân viên của ngân hàng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Nhân viên ở cương vị càng cao, càng phải gương mẫu trong việc thực hiện quy chế cho vay; quy định về bảo đảm tiền vay, quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng và các văn bản có liên quan khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)