Ứng dụng mơ hình điểm số Z để kiểm định quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 71)

2012

2.3 Ứng dụng mơ hình điểm số Z để kiểm định quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

để lơi kéo và tạo điều kiện tốt cho nhóm khách hàng này phát triển.

2.3 Ứng dụng mơ hình điểm số Z để kiểm định quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV BIDV

Trên cơ sở số liệu là các báo cáo tài chính của 100 doanh nghiệp vay vốn tại BIDV giai đoạn 2008 - 2010, tác giả đã tiến hành xử lý số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong mơ hình điểm số Z. Kết quả tính tốn các chỉ tiêu được thể hiện qua Phụ lục 4 (Mơ hình điểm số Z của các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV trong giai đoạn 2008-2010)

Phân tích dựa trên phần mềm thống kê SPSS từ phụ lục 4, qua việc sử dụng mô hình điểm số Z để nghiên cứu nguy cơ phá sản đối với mẫu 100 doanh nghiệp vay vốn tại BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn, tác giả nhận thấy:

Trong năm 2008, trong mẫu 100 doanh nghiệp vay vốn, có 4% doanh nghiệp dự kiến phá sản, 28% doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, 68% doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn (Phụ lục 5.1).

Trong năm 2009, có 5% doanh nghiệp dự kiến phá sản, 38% doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, 57% doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn (Phụ lục 5.2).

Trong năm 2010, có 43% doanh nghiệp dự kiến phá sản, 16% doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, 41% doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn (Phụ lục 5.3).

Khảo sát theo Biểu 2.6, ta thấy có sự chuyển dịch từ doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn trong năm 2008 sang vùng cảnh báo vào năm 2009 và dự kiến phá sản vào năm 2010. Điều này cho thấy có sự chuyển dịch chất lượng tín dụng từ nợ tốt sang nợ xấu ngày một nhiều hơn.

Biểu đồ 2.6 : Tỷ lệ các kết quả từ mơ hình điểm số Z qua các năm 2008-2010

(Nguồn: Phụ lục 4 (Mơ hình điểm số Z của các doanh nghiệp vay vốn tại BIDV trong giai đoạn 2008-2010))

Việc nghiên cứu các số liệu trên, giúp các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng khoanh vùng những doanh nghiệp có nguy cơ phá sản và nằm trong vùng cảnh báo nhằm nhận diện sớm rủi ro để đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Trên cơ sở số liệu là các nhóm hạng do BIDV định hạng của 100 doanh nghiệp vay vốn tại BIDV giai đoạn 2008 – 2010 (Phụ lục 6), thông qua phần mềm thống kê SPSS, tác giả đã tiến hành so sánh sự tương đồng giữa sự kiểm định trong mơ hình điểm số Z với kết quả định hạng của BIDV.

Giả sử: nếu mức “an tồn” của mơ hình điểm số Z tương ứng với hạng “A”, mức “phá sản” tương ứng với hạng “E”, mức “cảnh báo” tương ứng với hạng “B”, “C”, “D”do BIDV xếp loại, ta có kết quả về sự tương đồng theo kết quả khảo sát tại phụ lục 5.

Theo kết quả khảo sát tại phụ lục 5.4 và phụ lục 5.5, trong năm 2010, 100%

doanh nghiệp được BIDV xếp hạng E đều được mơ hình điểm số Z kiểm định

là dự kiến “phá sản”, cho thấy có một sự tương đồng trong kiểm định phân

0 10 20 30 40 50 60 70 2008 2009 2010 an toan canh bao pha san

xếp hạng của BIDV.

Trong năm 2010, có 41/54 doanh nghiệp xếp loại “A” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “an tồn”, 100% doanh nghiệp xếp loại “B” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “cảnh báo”, thể hiện sự tương đồng với kết quả xếp hạng của BIDV; có 13/54 doanh nghiệp xếp loại “A” nhưng mơ hình điểm số Z lại kiểm định là nằm trong vùng “cảnh báo”, thể hiện sự không tương đồng với kết quả xếp hạng của BIDV.

Biểu đồ 2.7 : Mối tương quan giữa việc BIDV xếp hạng doanh nghiệp (BIDV10) so với kết quả kiểm định của mơ hình điểm số Z (MHZ10) trong năm 2010

(Nguồn: Kết quả khảo sát – Phụ lục 5.4)

Biểu đồ 2.8 : Mối tương đồng giữa kết quả kiểm định theo mơ hình điểm số Z (MHZ10) với kết quả xếp hạng doanh nghiệp của BIDV trong năm 2010 (BIDV10)

(Nguồn: Kết quả khảo sát – Phụ lục 5.5)

MHZ10 pha san canh bao an toan C o u n t 50 40 30 20 10 0 BIDV10 A B E MHZ10 pha san canh bao an toan C o u n t 50 40 30 20 10 0 TGDG10 tuongdong khong tuong dong

Trong năm 2010, việc xếp hạng doanh nghiệp không tương đồng so với kết quả kiểm định của mơ hình điểm số Z tập trung vào các doanh nghiệp được kiểm định với kết quả là “cảnh báo”, tập trung vào nhóm khách hàng xếp hạng “A” (13/54). Điều này cho thấy mức độ chấm điểm doanh nghiệp theo mơ hình điểm số Z nghiêm ngặt hơn so với hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV. Hoặc cán bộ BIDV đã cố tình xếp hạng tín dụng sai lệch, nâng hạng tín dụng cho khách hàng vay tốt hơn để khách hàng được vay ưu đãi hơn.

Theo kết quả khảo sát tại phụ lục 5.6 và phụ lục 5.7, trong năm 2009, có 57/65 doanh nghiệp xếp loại “A” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “an toàn”; 5/65 doanh nghiệp xếp loại “A”, 100% doanh nghiệp xếp loại “B”, 9/10 doanh nghiệp xếp loại “C”, 18/19 doanh nghiệp xếp loại “D” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “cảnh báo”; 3/65 doanh nghiệp xếp loại “A”, 1/10 doanh nghiệp xếp loại “C”, 1/19 doanh nghiệp xếp loại “D” ” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “phá sản”. Như vậy, có 10% doanh nghiệp xếp sai nhóm hạng so với kiểm định của mơ hình điểm số Z, tập trung vào nhóm khách hàng xếp loại A, C, D.

Biểu đồ 2.9 : Mối tương quan giữa việc BIDV xếp hạng doanh nghiệp (BIDV09) so với kết quả kiểm định của mơ hình điểm số Z (MHZ09) trong năm 2009

(Nguồn: Kết quả khảo sát – Phụ lục 5.6)

MHZ09 pha san canh bao an toan C ou nt 60 50 40 30 20 10 0 BIDV09 A B C D

MHZ09 pha san canh bao an toan C o u n t 60 50 40 30 20 10 0 TGDG9 tuongdong khong tuong dong

Biểu đồ 2.10 : Mối tương đồng giữa kết quả kiểm định theo mơ hình điểm số Z (MHZ09) với kết quả xếp hạng doanh nghiệp của BIDV trong năm 2009 (BIDV09)

(Nguồn: Kết quả khảo sát – Phụ lục 5.7)

Theo kết quả khảo sát tại phụ lục 5.8 và phụ lục 5.9, trong năm 2008, có 68/80 doanh nghiệp xếp loại “A” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “an tồn”; 8/80 doanh nghiệp xếp loại “A”, 100% doanh nghiệp xếp loại “B”, 100% doanh nghiệp xếp loại “D” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “cảnh báo”, 4/80 doanh nghiệp xếp loại “A” được mơ hình điểm số Z xếp vào mức “phá sản”. Như vậy, có 12% doanh nghiệp được BIDV xếp loại khơng tương đồng với mơ hình điểm số Z kiểm định, tập trung vào nhóm khách hàng được xếp loại A.

Biểu đồ 2.11 : Mối tương quan giữa việc BIDV xếp hạng doanh nghiệp (BIDV08) so với kết quả kiểm định của mơ hình điểm số Z (MHZ08) trong năm 2008

(Nguồn: Kết quả khảo sát – Phụ lục 5.8)

MHZ08 pha san canh bao an toan C ou nt 80 60 40 20 0 BIDV08 A B D

Biểu đồ 2.12 : Mối tương đồng giữa kết quả kiểm định theo mơ hình điểm số Z (MHZ08) với

kết quả xếp hạng doanh nghiệp của BIDV trong năm 2008 (BIDV08)

(Nguồn: Kết quả khảo sát – Phụ lục 5.9)

Theo kết quả nghiên cứu, các trường hợp sai lệch (không tương đồng giữa kết quả khảo sát theo mơ hình điểm số Z với kết quả xếp hạng doanh nghiệp của BIDV) tập trung tại những khách hàng được BIDV xếp loại tốt hơn nhưng với kết quả kiểm định của mơ hình điểm số Z thì những khách hàng này lại rơi vào tình trạng “cảnh báo” (trong khi đó, BIDV xếp loại A), “phá sản” (BIDV xếp loại A,C, D). Và những khách hàng có xu hướng chuyển dần từ “an toàn” sang “cảnh báo”, “phá sản” ngày càng tăng và đúng thời điểm mơ hình điểm số Z kiểm định các khách hàng này rơi vào tình trạng “phá sản” thì đồng thời các khách hàng này cũng được BIDV xử lý nợ bằng dự phịng rủi ro tín dụng trong năm 2011 do các khách hàng này đã thực sự phát sinh nợ xấu (nợ nhóm 5).

Ta có thể thấy rằng khả năng dự báo nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp vay vốn theo mơ hình điểm số Z là tương đối chính xác. Nghiên cứu cũng cho thấy có thể có sự xếp hạng tín dụng sai lệch, cố tình xếp hạng tín dụng cho khách hàng tốt hơn so với báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

MHZ08 pha san canh bao an toan C o u n t 80 60 40 20 0 TGDG8 tuongdong khong tuong dong

Điều này trên thực tế được thể hiện rõ hơn qua một số lỗi phát sinh thường lặp lại trong các khoản dư nợ tại BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2011, được tác giả tự tổng hợp theo phụ lục 7.

Theo kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy mức độ lỗi gây ra các khoản nợ xấu tại BIDV chủ yếu là do các yếu tố chủ quan như: khách hàng vay không đủ hồ sơ pháp lý, chưa chứng minh rõ nguồn trả nợ, nguồn trả nợ không bảo đảm do doanh thu hàng năm giảm, thiếu báo cáo tài chính của khách hàng; Trước khi cho vay: chưa xem xét tính pháp lý của khoản vay, thẩm định năng lực tài chính sai, chưa kiểm tra kỹ thu nhập khách hàng, lập khống phương án vay, chuyển nợ ngắn hạn sang trung hạn thiếu phương án cụ thể, khách hàng không đăng ký ngành nghề kinh doanh, chỉ dựa vào khai báo của khách hàng, không nắm rõ khách hàng, thiếu giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)