2012
3.3 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV
3.3.2.3 Tiếp tục hoàn thiện tái cấu trúc cơ cấu bộ máy hoạt động
- Hồn thiện cơ chế vận hành, chính sách kinh doanh và quy trình tác nghiệp; tăng cường năng lực điều tiết và quản lý tài sản nợ - tài sản có theo mơ hình tài chính tối ưu; đa dạng hóa và tạo sự khác biệt.
- Tập trung thu hút mạnh nguồn vốn trung dài hạn để tái cơ cấu nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng phù hợp, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa sản phẩm theo đối tượng cho vay: Nhu cầu vay tiêu dùng hiện nay rất lớn bởi tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ngày cành nhanh. BIDV cần tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa các dịch vụ bán lẻ trong lĩnh vực hoạt động tín dụng như: cho vay tư nhân, cá nhân, hộ kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhu cầu tín dụng khơng tập trung nhiều vào một đối tượng tín dụng nên phân tán được rủi ro. Loại hình cho vay này rủi ro thấp do các khoản cho vay nhỏ, thời gian cho vay ngắn, nguồn trả nợ ổn
định và gắn liền với mức thu nhập hàng tháng của khách hàng vay. Các khoản tín dụng và tiền gửi của ngân hàng không nên quá tập trung vào một hoặc một nhóm khách hàng nào đó. Bởi vì nếu nhóm khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh sẽ tác động đến khả năng trả nợ từ đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng bị hưởng. Ngân hàng cần tìm kiếm nhiều nhóm khách hàng khác nhau thuộc các ngành nghề khác nhau, ở nhiều khu vực địa lý và điều kiện khác nhau, với những nguồn thu nhập, những tài sản thế chấp khác nhau. Sự đa dạng hóa này rất có hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro tổn thất vì sự sụt giảm dịng tiền từ khách hàng này có thể bù đắp phần nào bởi dịng tiền đến từ nhóm khách hàng khác.
- BIDV cũng cần tiếp tục đẩy mạnh cho vay bổ sung vốn kinh doanh cho các công ty, đặc biệt là công ty xuất khẩu. Hiện tại, dư nợ cho vay của BIDV chủ yếu tài trợ vốn cho các công ty nhập khẩu nên nguồn ngoại tệ của ngân hàng ngày càng khan hiếm.