Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81 - 83)

2012

3.2 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của BIDV

Trên cơ sở đánh giá triển vọng của nền kinh tế Việt Nam cũng như đánh giá môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2015, BIDV xác định chiến lược như sau:

Mục đích – sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đồn tài chính - ngân

hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thơng lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

Mục tiêu ưu tiên:

Xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức, quản lý tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam; Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững; Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản trị theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam; Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng; Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả và năng suất lao động; Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như lực lượng chuyên gia.

Để có thể có thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra đồng thời đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với các quy định của ngành, BIDV cần có các giải pháp cụ thể hơn trong việc quản trị rủi ro ngành nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

Những kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng điều duy nhất mà chúng ta nên kiểm soát rủi ro ở đây chủ yếu là kiểm sốt quy trình, kiểm sốt con người tham gia vào các quy trình đó, chứ khơng phải là xem xét hay cố nghiên cứu một mơ hình đầy phức tạp. Chính những điều đơn giản nhất, nhỏ nhất mà ta có thể tầm sốt được lại bị ta gạt bỏ qua mới dẫn đến những tai họa khôn lường. Nợ xấu không chỉ xảy đến với một người đi vay mà nó kéo theo cả một dây chuyền, một địa phương, một quốc gia và tiếp đó là lan rộng tồn cầu. Sự phát triển quá nhanh của một nền kinh tế chạy theo tốc độ mà khơng kiểm sốt được chất lượng tín dụng, chạy theo những trị chơi ảo trong những cuộc mua bán những sản phẩm tín dụng phái sinh dưới chuẩn (như đã từng xảy ra tại Mỹ) đã góp phần đưa cuộc khủng hoảng tín dụng ngày càng tới chỗ nghiêm trọng hơn.Nhận thức được điều cốt lõi đó, Ngân hàng sẽ dễ dàng nhận định được các rủi ro tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)