Nâng cao năng lực quản lý điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 83 - 84)

2012

3.3 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

3.3.1.1 Nâng cao năng lực quản lý điều hành

- Từng bước chuẩn hóa, hồn thiện thêm các chính sách, quy trình, quy chế hoạt động sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đồng thời đảm bảo phù hợp với các chính sách tín dụng của Nhà nước theo từng thời kỳ.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác phân cấp ủy quyền trong các hoạt động chính của BIDV.

- Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản trị, giám sát rủi ro tín dụng như các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại HSBC và ngân hàng Maybank.

- Nên thành lập bộ phận gồm có các chun gia cao cấp về tín dụng và chuyên về ngành nghề kinh tế nhằm hỗ trợ chi nhánh kinh doanh: thực tế cho thấy, cán bộ tín dụng thường chỉ phụ trách một mảng cho vay nào đó, khơng thể phân tích rủi ro của tất cả các khoản mục cho vay cũng như dự báo các tác động của việc thay đổi chính sách, biến động của thị trường để định hướng danh mục cho vay. Do đó bộ phận (hoặc các chuyên gia này) sẽ có nhiệm vụ tư vấn kinh doanh theo ngành nghề cho Giám đốc chi nhánh/Phòng giao dịch và đồng thẩm định những dự án lớn rủi ro cao với chi nhánh và đồng đưa ra các đề xuất cho cấp phê duyệt.

- Nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch địch và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời. Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có của ngân hàng phải có những thành viên là người có kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng. Cần bảo đảm: cân đối cơ cấu và tỷ trọng tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp với năng lực của Ngân hàng; Thực hiện cơ cấu cho vay, đặt ra một tỷ lệ phù hợp về cho vay trung và dài hạn; Hạn chế cho vay tập trung vào một số khách hàng lớn, hạn chế tín dụng vào một số ngành nghề hay địa phương cụ thể, đa dạng khách hàng và ngành nghề để tối ưu hóa và hạn chế rủi ro danh mục cho vay; Tiếp tục hạn chế cho vay vào những lĩnh vực có độ rủi ro và có tính đầu cơ cao như chứng khoán, bất động sản.

- Cần thiết phải xem Quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm túc thực hiện các Quy định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Nghiên cứu và tìm giải pháp cho mối quan hệ rủi ro giữa rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá …đến rủi ro thanh khoản để có chính sách đúng đắn và phịng ngừa đến mức tối đa những thiệt hại do yếu tố thanh khoản gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)