Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74)

2012

2.4 Nhận xét và đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

2.4.2 Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

2.4.2.1 Kết quả đạt được

 BIDV đã áp dụng thành cơng Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Mơ hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chun mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng.

 Quy trình quản trị rủi ro của BIDV có tính hệ thống trên quy mơ tồn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

 BIDV cũng đã thiết lập và duy trì mơi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản trị gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

 BIDV đã xây dựng được chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.

 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã giúp Ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt q trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay.

2.4.2.2 Tồn tại, hạn chế

Mặc dù BIDV đã có những chính sách tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng phù hợp và tích cực tổ chức nhiều đợt thanh kiểm tra, giám sát nội bộ trong toàn hệ thống trong từng năm, nhưng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chưa thực sự hiệu quả, cụ thể:

 Việc xảy ra sai phạm tại một số chi nhánh vẫn phát sinh. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của hệ thống những năm qua đã phát hiện nhiều vi phạm, khuyết điểm. Ban lãnh đạo BIDV đã chấn chỉnh và xử lý kỷ luật nhiều trường hợp.

 Tính minh bạch tài chính vẫn cịn chưa thể hiện đầy đủ.

 Những trở ngại đối với hoạt động nội tại của BIDV có thể nhận thấy ở chất lượng tín dụng chưa cao, trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cịn lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.

 Thêm vào đó, ứng dụng cơng nghệ trong phát triển sản phẩm dịch vụ, xếp hạng tín dụng cịn thấp so với địi hỏi của ngành và thị trường cùng với hiệu quả kinh doanh của các công ty con, đơn vị thành viên mới thành lập còn hạn chế, chưa thể hiện khả năng phát triển hiệu quả và bền vững.

 Số liệu phân tích và xếp hạng chấm điểm tín dụng khách hàng vay thiếu độ tin cậy, tính chính xác chưa cao.

 Vấn đề đạo đức: Trong số các rủi ro ngân hàng, rủi ro tác nghiệp hay rủi ro đạo đức là rất khó kiểm sốt và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về vốn của BIDV. Một số chi nhánh đã xảy ra nhiều vụ liên quan đến rủi ro đạo đức.

 Việc tập trung hóa các hoạt động và quản lý tập trung tại Trụ sở chính (theo định hướng một Trụ sở chính mạnh và các Chi nhánh tập trung vào nhiệm vụ bán hàng trực tiếp) đã được triển khai nhưng cịn rất ít.

 Việc phân cấp, ủy quyền của Ban điều hành cho Lãnh đạo các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cịn hạn chế.

 Quản lỷ rủi ro tại Chi nhánh/Sở giao dịch có hiệu lực và hiệu quả thấp.  Trong triển khai thực hiện cịn mang tính hình thức, chưa thay đổi căn bản

trong tư duy quản lý điều hành theo tinh thần của mục tiêu.

 Đối với Trụ sở chính BIDV: Quan hệ phối hợp giữa các đơn vị tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều việc chưa được tốt, thời gian xử lý kéo dài.

 Công tác đào tạo tại BIDV đã được triển khai khá tích cực (đào tạo cán bộ QHKH, QLRR,...) nhưng về tổng thể việc chuẩn hóa các chức danh công việc cịn chậm, khơng rõ nét. Rủi ro về đạo đức, tác nghiệp của cán bộ tiếp tục xảy ra, trong đó có một số vụ việc lớn, cá biệt có cả lãnh đạo cấp cao của BIDV.

 Hoạt động cấp bảo lãnh tại một số chi nhánh trong hệ thống có nhiều rủi ro tiềm ẩn và đã phát sinh một số trường hợp rủi ro do nguyên nhân chủ quan gây tổn thất cho ngân hàng.

2.4.2.3 Nguyên nhân

 Việc để xảy ra nhiều sai phạm do nhiều đơn vị chấn chỉnh không nghiêm túc, chưa hoặc cố tình khơng nhận thức đầy đủ và chưa rút ra bài học kinh

nghiệm trong thực tiễn tại đơn vị mình dẫn đến khi có thanh tra, kiểm tra vẫn tiếp tục mắc phải các sai phạm khuyết điểm đã được cảnh báo.

 Một vài chi nhánh vẫn còn che giấu tỷ lệ nợ xấu, xếp hạng, phân loại khách hàng vay vẫn chưa đảm bảo theo quy định khiến tính minh bạch thơng tin khơng chính xác, đầy đủ.

 Ứng dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm dịch vụ, xếp hạng tín dụng cịn thấp so với địi hỏi của ngành và thị trường cùng với hiệu quả kinh doanh của các công ty con, đơn vị thành viên mới thành lập còn hạn chế, chưa thể hiện khả năng phát triển hiệu quả và bền vững.

 Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn hầu hết đều chưa có kiểm toán độc lập nên số liệu phân tích và xếp hạng chấm điểm tín dụng khách hàng vay thiếu độ tin cậy, tính chính xác chưa cao.

 Cán bộ, nhân viên ngân hàng suy thối về đạo đức, nhận lợi ích vật chất của khách hàng để cấp tín dụng đảo nợ, cho vay dự án nhiều rủi ro; lợi dụng lòng tin khách hàng để vay ké, vay kèm; cố ý gây khó với khách hàng,...

 Đến nay, một số ít hoạt động đã được tập trung (tài trợ thương mại, kiểm tra nội bộ, công nghệ thông tin, tuyển dụng cán bộ...) về Trụ sở chính. Các Chi nhánh/Sở giao dịch hiện nay vẫn được phân quyền rất lớn trong các mặt hoạt động của đơn vị, dẫn đến việc nắm bắt tình hình, kiểm tra/giám sát và quản lý rủi ro của Trụ sở chính đối với các Chi nhánh/Sở giao dịch gặp nhiều khó khăn.

 Các Ban/Trung tâm chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tham mưu, việc chủ động quyết định các vấn đề nghiệp vụ cịn hạn chế dẫn đến dồn cơng việc lên cho các Ban điều hành.

 Trong mơ hình tổ chức có Phịng quản lý rủi ro (QLRR), tuy nhiên trong thực tế việc bố trí cán bộ và phần cơng việc tập trung cho QLRR tín dụng là rất ít (theo phân cấp và quy trình). Vì vậy, vai trị và hiệu lực trong việc cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại đơn vị còn nhiều hạn chế; thậm chí có những đơn vị gần như khơng có ý kiến trái chiều mà ln đồng thuận với các

Phòng QHKH. Nhiệm vụ và công việc chủ yếu của Phòng QLRR hiện tập trung vào công tác báo cáo thống kê, đầu mối tiếp thanh tra/kiểm tra,…  Đối với các Chi nhánh/Sở giao dịch: Một số đơn vị vẫn chưa nhận thức rõ

được mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro, phát triển theo hướng bền vững.  Một số công việc chưa được quy định rõ ràng giữa các đơn vị đầu mối với

đơn vị tham gia, nhiều việc xuất phát từ ý thức trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được giao, việc chuẩn hóa các chức danh cơng việc cịn chậm, không rõ nét.

 Một số chi nhánh khơng thực hiện đúng chính sách khách hàng, xếp hạng tín dụng khơng đúng, nâng hạng tín dụng để khách hàng được hưởng chính sách ưu đãi về cấp tín dụng; khơng thực hiện đúng quy trình bảo lãnh: Lưu giữ hồ sơ chưa đúng quy định; Gia hạn bảo lãnh, tất tốn bảo lãnh khơng đúng quy định; …

 Hồ sơ tín dụng của các khách hàng vay vốn tại một số Chi nhánh mà Đoàn Thanh tra Chính phủ đã chọn mẫu kiểm tra, các khuyết điểm, vi phạm mà Thanh Tra Chính phủ nêu ra được tập trung ở những lỗi chính như sau:

- Trước khi cho vay:

Thẩm định cho vay đối với hồ sơ vay vốn không đủ điều kiện pháp lý; thẩm định khách hàng vay vốn sơ sài, mang tính hình thức, khơng đánh giá đầy đủ những rủi ro khi thực hiện cho vay vốn, về cơ cấu nguồn vốn, tính khả thi của nguồn vốn tự có tham gia; phê duyệt cho vay vượt thẩm quyền phán quyết; phê duyệt cho vay đầu tư dự án thiếu tài sản đảm bảo; phê duyệt cho vay để đảo nợ (cho vay trả nợ khoản vay cũ);…

- Trong khi cho vay: Việc thực hiện giải ngân khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt; giải ngân không phù hợp loại cho vay; giải ngân khi chứng từ không đầy đủ theo quy định hoặc không hợp lệ; giải ngân vượt hạn mức;…

- Sau khi cho vay: Việc kiểm tra sử dụng vốn vay sơ sài; chưa thực hiện kiểm tra TSĐB thường xuyên theo quy định; gia hạn nợ không đúng;…

Các kết quả nghiên cứu cũng như các đánh giá, các tập hợp thống kê lỗi cho thấy BIDV vẫn còn khuyết điểm, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Mặc dù cơng tác thanh kiểm tra vẫn được tổ chức định kỳ, thường xuyên, việc xếp hạng sai các doanh nghiệp vay vốn cũng như quá trình thẩm định các báo cáo tài chính, xem xét sau cho vay vẫn cịn khá “lỏng”, chưa được xem trọng tại một số Chi nhánh. Đây là nguyên nhân chính, tiềm ẩn rủi ro khiến nợ xấu phát sinh ngày càng nhiều tại BIDV. Vấn đề cấp bách cần đặt ra là phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Hội sở và Chi nhánh quản lý hồ sơ vay vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với việc phân tích quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV, tác giả đã nêu được những tồn tại và hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV. Những phân tích đó đã chỉ rõ những tồn tại dẫn đến hiệu quả kém trong quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan.

Trong chương 3, dựa trên các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đã phân tích tại chương 2, tác giả sẽ đề ra các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV cũng như tại các ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 Định hướng chiến lược của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2015

Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ phải đối mặt với khơng ít khó khăn từ các chính sách tiền tệ thắt chặt, yêu cầu nâng cao khả năng quản lý điều hành theo thông lệ quốc tế. Tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng sẽ giảm dần và tỷ trọng thu dịch vụ sẽ không ngừng gia tăng, thu từ hoạt động đầu tư cũng sẽ bắt đầu tăng ổn định trở lại. Kênh phân phối internet phát triển mạnh bên cạnh kênh phân phối ngân hàng truyền thống địi hỏi sự đầu tư các cơng nghệ ứng dụng và bảo mật trực tuyến. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp và trở thành yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, trong đó khối các ngân hàng nước ngồi sẽ bắt đầu tăng tốc và tiên phong trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại để chiếm lĩnh thị trường sau khi thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái. Định hướng phát triển của các NHTM là hướng tới mơ hình hoạt động đa năng, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng tăng trưởng gắn với chất lượng, khả năng quản lý điều hành, quản trị rủi ro, phát triển ngân hàng bán lẻ, tăng cường đầu tư CNTT hiện đại; tăng cường công khai minh bạch thông tin.

Để đảm bảo mục tiêu lớn của NHNN trong việc điều chỉnh tỷ trọng dư nợ tín dụng theo lĩnh vực, NHNN cần phối kết hợp nhiều giải pháp khác nhau và cần có sự đồng thuận của các tổchức tín dụng cũng như của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

3.2 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của BIDV

Trên cơ sở đánh giá triển vọng của nền kinh tế Việt Nam cũng như đánh giá môi trường kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2015, BIDV xác định chiến lược như sau:

Mục đích – sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đồn tài chính - ngân

hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thơng lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

Mục tiêu ưu tiên:

Xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức, quản lý tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam; Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững; Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản trị theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam; Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng; Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả và năng suất lao động; Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như lực lượng chuyên gia.

Để có thể có thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra đồng thời đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với các quy định của ngành, BIDV cần có các giải pháp cụ thể hơn trong việc quản trị rủi ro ngành nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.

Những kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng điều duy nhất mà chúng ta nên kiểm soát rủi ro ở đây chủ yếu là kiểm sốt quy trình, kiểm sốt con người tham gia vào các quy trình đó, chứ khơng phải là xem xét hay cố nghiên cứu một mơ hình đầy phức tạp. Chính những điều đơn giản nhất, nhỏ nhất mà ta có thể tầm sốt được lại bị ta gạt bỏ qua mới dẫn đến những tai họa khôn lường. Nợ xấu không chỉ xảy đến với một người đi vay mà nó kéo theo cả một dây chuyền, một địa phương, một quốc gia và tiếp đó là lan rộng tồn cầu. Sự phát triển quá nhanh của một nền kinh tế chạy theo tốc độ mà khơng kiểm sốt được chất lượng tín dụng, chạy theo những trò chơi ảo trong những cuộc mua bán những sản phẩm tín dụng phái sinh dưới chuẩn (như đã từng xảy ra tại Mỹ) đã góp phần đưa cuộc khủng hoảng tín dụng ngày càng tới chỗ nghiêm trọng hơn.Nhận thức được điều cốt lõi đó, Ngân hàng sẽ dễ dàng nhận định được các rủi ro tiềm ẩn.

3.3 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

3.3.1 Nhóm giải pháp về xây dựng và hồn thiện mơi trường quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV dụng tại BIDV

3.3.1.1 Nâng cao năng lực quản lý điều hành

- Từng bước chuẩn hóa, hồn thiện thêm các chính sách, quy trình, quy chế hoạt động sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đồng thời đảm bảo phù hợp với các chính sách tín dụng của Nhà nước theo từng thời kỳ.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác phân cấp ủy quyền trong các hoạt động chính của BIDV.

- Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản trị, giám sát rủi ro tín dụng như các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại HSBC và ngân hàng Maybank.

- Nên thành lập bộ phận gồm có các chun gia cao cấp về tín dụng và chuyên về ngành nghề kinh tế nhằm hỗ trợ chi nhánh kinh doanh: thực tế cho thấy, cán bộ tín dụng thường chỉ phụ trách một mảng cho vay nào đó, khơng thể phân tích rủi ro của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)