Xuất ứng dụng mơ hình điểm số Z trước khi quyết định cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 93)

2012

3.3 Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

3.3.2.6 xuất ứng dụng mơ hình điểm số Z trước khi quyết định cấp tín dụng

Trong số những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao tại các NHTM có thể do phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ chủ yếu dựa vào các nhân tố định tính, xếp hạng tín dụng khơng được đánh giá và cập nhật thường xuyên, cơ cấu quản trị nội bộ và chức năng kiểm tốn nội bộ cịn yếu kém, giá trị tài sản thế chấp bị phóng đại,...

Các ngân hàng trên thế giới sử dụng các mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá tín dụng một cách thích hợp nhất. Ngân hàng ở các thị trường đã phát triển thường áp dụng tỷ lệ 70/30 đối với cơng tác đánh giá tín dụng cho vay doanh nghiệp, trong đó khả năng hồi vốn của doanh nghiệp (hay là nhân tố định lượng) chiếm 70% trọng số và 30% còn lại dựa vào các nhân tố định tính như mơi trường quản trị doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ và khả năng của Ban giám đốc. Các mơ hình được xây dựng theo tỷ lệ trên bởi mục đích cuối cùng của Ngân hàng là thu hồi đủ vốn cho vay. Mặc dù kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp tốt là tiền đề đáng quý nhưng năng lực và tình hình tài chính vững chắc của doanh nghiệp mới là nhân tố quyết định khả năng thu hồi vốn. Một quy tắc đơn giản là: càng phụ thuộc nhiều vào các nhân tố định tính trong quy trình thẩm định tín dụng thì càng có nhiều rủi ro (Steve Punch (2013), “Quản trị rủi ro tín dụng”, Báo Đầu Tư (11/3/2013), tr.6).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, căn cứ vào chỉ số Z, Ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an tồn, chưa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đây là cơ sở để các ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp.

Tăng cường cơng tác kiểm tra tài chính của khách hàng cũng như đánh giá liên tục các báo cáo tài chính của khách hàng là việc làm cần thiết nhằm sớm nhận diện rủi ro tín dụng của doanh nghiệp vay vốn. Ngồi việc chấm điểm tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cán bộ thẩm định cần ứng dụng thêm mơ hình điểm số Z để kiểm định lại tính đúng đắn của kết quả xếp hạng.

Sau khi được kiểm toán, phần lớn các số liệu đầu kỳ trong các báo cáo tài chính của Doanh nghiệp thường xuyên có sự điều chỉnh: giảm lãi vay ngân hàng, tăng về các khoản nợ phải trả ngân hàng, điều chỉnh giảm giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, giảm EBIT, giảm tổng tài sản ngắn hạn. Điều này cũng làm thay đổi theo chiều hướng hạ thấp điểm số Z trong mơ hình của Altman so với các tính tốn ban đầu của ta khi dựa trên các báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn.Vì vậy, khi tính tốn chỉ số Z, chúng ta nên sử dụng các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn lần sau cùng thì độ chính xác sẽ cao hơn.

Tuy nhiên phần lớn các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn đều chưa được kiểm toán. Điều này dẫn đến cơng tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp kém chính xác. Trước mắt, trong khi các báo cáo tài chính vẫn chưa được kiểm tốn, vẫn có sự sai lệch, số liệu khơng trung thực, việc phân tích dữ liệu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định.

Kết quả dự báo của mơ hình theo đề xuất tại đề tài nghiên cứu này chịu ảnh hưởng rất nhiều của việc tuân thủ các chuẩn mực kế tốn.

Như vậy, mơ hình điểm số Z có thể coi là một cơng cụ tham khảo thêm nhằm hỗ trợ đắc lực hơn nữa cho các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trước khi cấp tín dụng.

3.3.2.7 Cần quan tâm hơn nữa công tác quản lý rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý rủi ro tài chính. Thông thường, khi đầu tư vào một dự án, các doanh nghiệp thường chú ý đến xác suất thành công hơn là khả năng thất bại. Người Á Đông thường né tránh nhắc đến rủi ro vì cho rằng đó là chuyện xui xẻo, trong khi

người phương Tây lại đặc biệt xem trọng. Chẳng hạn, nhiều người phương Tây đã lập di chúc khi bước vào ngưỡng tuổi 40, cịn người Á Đơng có khi đến lúc đầu óc khơng cịn tỉnh táo thì mới quyết định quyền thừa kế. Sự lạc quan thái quá của chủ doanh nghiệp cũng là mầm mống dẫn đến rủi ro (Phạm Thảo (2010), “Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp: Cần quan tâm hơn nữa”, Doanh nhân Sài Gòn cuối

tuần, tr.19) [17].

Xu hướng kinh doanh đa ngành đã hình thành trong thời gian qua. Hàng loạt các tập đồn thành lập các cơng ty chứng khốn, cơng ty kinh doanh bất động sản, thậm chí mở cả ngân hàng... Việc đổ vốn vào lĩnh vực đầu tư tài chính khơng chỉ tạo ra rủi ro cho bản thân các doanh nghiệp, mà còn trở thành mối nguy tiềm tàng cho nền kinh tế.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tiêu Z phụ thuộc chủ yếu vào tổng tài sản. Do đó, việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản cần phải phân loại và xác định tài sản nào không hoạt động, tức là những tài sản khơng góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số và thanh lý ngay những tài sản này. Bởi vì, khi thanh lý các tài sản này, doanh nghiệp sẽ chuyển hóa tài sản cố định thành tài sản ngắn hạn làm cho X1 tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là X2 và X3 tăng theo và làm cho Z tăng lên, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ tiêu X4 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều có giá trị nhỏ hơn 1. Do đó, việc tái cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp rơi vào trạng thái có nguy cơ phá sản cần phải để ý đến chính sách phân chia cổ tức cho nhà đầu tư. Cổ tức chia ít đi thì lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên làm vốn chủ sở hữu săng tăng lên và X3 sẽ tăng theo và làm cho Z tăng, tức là giảm thiểu được khả năng phá sản. Tuy nhiên, doanh

dẫn đến giá cổ phiếu thấp, lúc này sẽ gây ra tác động ngược lại sẽ làm giảm cả X3 và X4 sẽ làm cho Z giảm xuống, tức là khả năng phá sản sẽ tăng.

Mặt khác, tái cấu trúc tài chính theo hướng này, doanh nghiệp nên hạn chế việc vay nợ, thay vào đó có thể phát hành thêm cổ phiếu, tăng thị giá cổ phiếu khi có cơ hội. Thực hiện giải pháp này sẽ làm cho X4 tăng lên và dẫn đến Z tăng, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp sẽ giảm.

Chỉ tiêu X2, X3 của hầu hết các doanh nghiệp rơi vào trạng thái nguy cơ phá sản đều rất thấp thậm chí bị âm. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của các doanh nghiệp. Để tăng X2, X3 doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số. Nếu chi phí tăng quá cao, thì tử số X1, X2, X3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số X5 sẽ là vơ nghĩa vì khơng đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số X1, X2, X3 và tất nhiên Z sẽ giảm, tức là khả năng phá sản của doanh nghiệp gia tăng.

Tóm lại, để hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng và cho cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp nên quan tâm đến chỉ số Z trong việc quyết định đi vay nợ, còn Ngân hàng sử dụng để ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời cần phải thực hiện đồng bộ các đề xuất để gia tăng chỉ số Z, tức là giảm thiểu khả năng phá sản của doanh nghiệp; hạn chế rủi ro tín dụng trong việc cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp.

Với khẩu hiệu kinh doanh “Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành cơng”, BIDV nên dần có lộ trình nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, cần có chủ trương thành lập phịng phân tích tài chính doanh nghiệp để kịp thời nhận diện sớm rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)