3.2. Giải pháp
3.2.1. Giải pháp về cơ chế quản lý tài chính
- Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp
lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Tại Điều 4 Nghị định này có nêu rõ:
“Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp, loại hình ngồi cơng lập nhằm phát huy mọi khả năng của đơn vị trong việc thực hiện các hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp, loại hình ngồi cơng lập được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản nhà nước đã đầu tư theo quy định của pháp luật.”
Do đó, đối với các ĐVSN tự bảo đảm kinh phí hoạt động nhưng thực chất có mơ hình tổ chức và hoạt động giống với mơ hình của doanh nghiệp (hạch tốn độc lập, tự chủ về tài chính…), vì khơng có sử dụng NSNN, cần chủ động đề xuất chuyển đổi hình thức hoạt động cho phù hợp với đơn vị hơn, tạo điều kiện phát huy hết nội lực và khả năng của đơn vị.
- Kế hoạch hoạt động và dự toán thu, chi cần lập cho cả trung hạn và dài hạn thay
vì ngắn hạn (01 năm) như hiện nay, nhằm bao quát được kế hoạch tài chính trong nhiều năm liên tiếp để đảm bảo tính liên tục, mô phỏng bức tranh hiệu quả hoạt động đào tạo cũng như việc sử dụng ngân sách được rõ nét hơn. Dự toán cũng cần được lập dựa trên kết quả hoạt động và nội lực hiện có của đơn vị, khơng nên lập dự tốn chỉ mang tính đối phó. Khi lập dự tốn cần có sự phối hợp giữa các phịng ban liên quan để việc lập dự tốn được chính xác hơn. Hiện nay nhiều đơn vị có kết quả thực hiện chưa được sát với dự tốn đã lập, gây khó khăn cho cơ quan chủ quản trong việc tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.
- Làm tốt công tác xây dựng và thực hiện QCCTNB theo hướng rõ ràng, chi tiết hệ
thống các tiêu chí đánh giá của mỗi tập thể, cá nhân, chi trả thu nhập tăng thêm theo hiệu quả cơng việc, khuyến khích thu hút người có năng lực, trình độ và cơng khai đến từng cán bộ, viên chức; hoàn thiện nội dung, đối tượng và định mức thu, chi phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Bộ phận kế toán nên chủ động đề xuất với ban lãnh đạo đơn vị về việc giảm thiểu
các thủ tục thanh tốn cịn mang tính “hành chính” nhiều, cân nhắc mỗi nghiệp vụ kế toán chỉ yêu cầu những chứng từ thật sự cần thiết để chứng minh các khoản thu, chi, vừa tiết kiệm giấy tờ, vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả cho cơng tác kế tốn một cách khoa học nhất.
- Cần hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ NSNN đối với các ĐVSN GDĐH trên
cơ sở các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, NSNN được phân bổ theo các tiêu chí đầu vào, chưa chú trọng đến các tiêu chí đầu ra cũng như kết quả việc thực
hiện các tiêu chí đó. Do kết quả việc thực hiện các tiêu chí đầu ra ít được quan tâm nên ngân sách thiếu thực tế, khơng khuyến khích các đơn vị tiết kiệm ngân sách, vì nó khơng đặt ra u cầu ràng buộc giữa số kinh phí được phân bổ với kết quả đạt được ở đầu ra do sử dụng ngân sách. Vì thế, tác giả kiến nghị Bộ Tài chính nên chuyển đổi sang cơ chế phân bổ NSNN theo tiêu chí đầu ra gắn với hệ thống định mức trong GD&ĐT, có sự phân biệt giữa cơ sở đào tạo có chất lượng, hiệu quả với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả, gắn với các kết quả đánh giá, kiểm định độc lập về chất lượng đào tạo. Trong điều kiện cải cách mạnh mẽ tài chính theo xu hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ĐVSNCL, nếu hướng việc quản lý tài chính theo kết quả đầu ra, thì phương thức điều hành các khoản chi cho GDĐH cũng có những thay đổi căn bản, lấy hiệu quả làm chính, khơng cứng nhắc theo nguyên tắc các khoản chi phục vụ cho hoạt động nào thì khơng thay đổi trong suốt thời gian chấp hành dự toán.
- Xây dựng hệ thống kế toán quản trị và tăng cường hiệu quả cơng tác kế tốn quản
trị bằng cách:
o Lập kế hoạch và dự toán thu, chi dựa vào kết quả hoạt động của kỳ trước, ảnh
hưởng của tình hình kinh tế, xã hội đến đơn vị cũng như năng lực và thực trạng hiện tại của đơn vị để phản ảnh hoạt động của đơn vị trong ngắn hạn và dài hạn một cách đáng tin cậy nhất;
o Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí quản lý chung một cách hợp lý, tính tốn
đủ và hạch tốn đúng chi phí, phân tích được tình hình khai thác nguồn thu và tình hình tiết kiệm chi phí, nguyên nhân ảnh hưởng để biết được hiệu quả hoạt động của từng chương trình, bộ phận;
o Sau khi đánh giá được kết quả hoạt động trong từng giai đoạn của các chương
trình, bộ phận, kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo những giải pháp hợp lý ứng với từng giai đoạn trong kỳ nhằm đạt được kết quả khả quan nhất cho kỳ đó;
o Cuối kỳ, phân tích kết quả hoạt động, xác định hiệu quả của từng nguồn lực (trong đó có nguồn lực tài chính, nhân sự liên quan);
o Đề xuất với ban lãnh đạo điều chỉnh cơ cấu hoạt động, cơ cấu phân bổ nguồn
lực, tiết kiệm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn đơn vị.
3.2.2. Giải pháp về vận dụng chế độ kế tốn và các quy định pháp lý có liên quan
Bộ phận kế toán bắt buộc phải cập nhật kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật quy định về kế tốn, thuế và tìm hiểu thêm văn bản các lĩnh vực khác có liên quan như tài chính, GDĐH… Để làm tốt công tác này, các đơn vị có thể thực hiện một hoặc nhiều trong các giải pháp sau:
- Phân công một cá nhân trong bộ phận kế toán tổng hợp tất cả các văn bản pháp
quy đã ban hành có liên quan, lưu trữ dưới dạng bản giấy và cả tập tin một cách khoa học, để ai cũng có thể tìm kiếm được một cách dễ dàng, và cá nhân đó cũng thường xuyên theo dõi nhằm cập nhật kịp thời các văn bản mới ban hành để phổ biến cho mọi người cùng hiểu và làm theo pháp luật;
- Đăng ký tài khoản có tốn phí trên một hoặc một vài trang mạng chuyên cập nhật
các văn bản pháp luật có uy tín, để mỗi khi có văn bản mới ban hành, hệ thống trang mạng sẽ tự động cập nhật qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của đơn vị;
- Theo như tác giả được biết, hiện nay Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh có bán phần mềm tự động cập nhật các văn bản pháp luật mới, các đơn vị cũng có thể áp dụng giải pháp này giúp cho việc vận dụng pháp luật của đơn vị mình được tốt hơn.
Một số giải pháp về các quy định pháp lý:
3.2.2.1. Về chuẩn mực kế tốn cơng
Hiện nay các đơn vị kế toán nhà nước Việt Nam đang áp dụng các cơ sở kế toán khác nhau. Đơn vị thu, chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt (cash basis) có điều chỉnh (đã theo dõi tạm ứng, nợ phải thu, nợ phải trả), ĐVHCSN áp dụng cơ sở kế tốn dồn tích (accrual basis) có điều chỉnh (đã hạch tốn đầy đủ nợ phải thu, nợ phải
trả, tính hao mịn của TSCĐ nhưng chưa tính vào chi phí hoạt động trong kỳ kế tốn). Cịn chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế phân định rõ ràng 02 cơ sở kế toán: kế toán trên cơ sở tiền mặt, kế tốn trên cơ sở dồn tích.
Do đó Bộ Tài chính cần sớm ban hành chuẩn mực kế tốn cơng trên cơ sở tham khảo chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế và phù hợp với thể chế chính trị, tính chất nhà nước, đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh tế của Việt Nam nhằm đổi mới cách thức về quản lý kế tốn, tài chính và ngân sách trong lĩnh vực cơng theo cơ sở dồn tích để tạo lập một hệ thống thơng tin thống nhất và phù hợp với xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới.
3.2.2.2. Về chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp
Chế độ kế toán HCSN cần được xem xét và hồn thiện thêm ở các khía cạnh sau: - Chế độ chứng từ kế toán: điều chỉnh một số biểu mẫu bắt buộc chưa được phù hợp (ví dụ: mẫu Phiếu thu (mẫu số C30-BB) và mẫu Phiếu chi (mẫu số C31-BB) bỏ dòng “Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): …”, trong thực tế trước khi nhận tiền hoặc chi tiền, cả người nhận tiền lẫn người chi tiền đều đã kiểm tra số tiền bằng số và số tiền bằng chữ trên nội dung Phiếu thu và Phiếu chi trước khi ký nhận hay ký chi, và phải có trách nhiệm với chữ ký của mình, nên khơng cần u cầu phải viết lại số tiền bằng chữ lần nữa).
- Hệ thống tài khoản kế toán:
o Hiện tại đã có tài khoản “Chi phí trả trước” thì cũng cẩn bổ sung tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”. Các ĐVSN hiện nay hầu hết đều có phát sinh lãi tiền gửi ngân hàng, một số đơn vị cũng có đi vay vốn để phục vụ cho hoạt động tại đơn vị, và một số hoạt động tài chính khác, vì thế nên bổ sung thêm tài khoản “Doanh thu hoạt động tài chính”, và tương ứng là tài khoản “Chi phí tài chính”. Tác giả thiển nghĩ, hiện nay hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp của Việt Nam đã khá hồn thiện, vậy ta có thể kết hợp hệ thống tài khoản kế tốn doanh nghiệp và kế toán HCSN thành 01 hệ thống tài khoản thống nhất, bằng cách giữ nguyên hệ thống tài khoản kế toán doanh
nghiệp và bổ sung thêm một số tài khoản kế toán HCSN (như các tài khoản chi tiết về nguồn kinh phí…) là được, vì vốn dĩ bản chất các tài khoản là giống nhau, chỉ có cách đặt ký hiệu tài khoản là khác nhau;
o Việc áp dụng hạch toán hệ thống mục lục ngân sách tại các đơn vị hiện nay vẫn thực hiện theo cảm tính là chủ yếu (ví dụ: đối với khoản chi phí thuê sinh viên phát thư mời tuyển sinh chọn tiểu mục 6757 “Thuê lao động trong nước” hay tiểu mục 6607 “Quảng cáo” tùy thuộc vào chủ quan của kế tốn hạch tốn). Vì vậy tác giả kiến nghị Bộ Tài chính nên sớm ban hành hướng dẫn áp dụng hệ thống mục lục ngân sách để việc áp dụng mục lục ngân sách được thống nhất nhằm đáp ứng được yêu cầu phân tích số liệu phục vụ cho quản lý, điều hành NSNN.
- Chế độ sổ kế tốn: Nhìn chung chế độ sổ kế toán theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/2010/TT-BTC khá hoàn thiện, tác giả chỉ kiến nghị về mẫu sổ Tài sản cố định (mẫu số S31-H). Mẫu sổ này cần bổ sung thêm cột số lượng. Sổ này mở cho từng loại TSCĐ, đến cuối kỳ khi đóng sổ, các đơn vị sẽ đóng chung sổ của tất cả các loại TSCĐ, sắp xếp theo thứ tự tại Phụ lục 1 Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mịn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước. Như vậy, sổ TSCĐ chỉ thể hiện số chi tiết và tổng cộng cho từng loại tài sản, không thể hiện được số tổng cộng nguyên giá, hao mòn trong năm cũng như lũy kế hao mòn đến khi chuyển sổ. Vì vậy, tác giả kiến nghị nên có thêm một trang sổ tổng hợp tất cả các loại TSCĐ để tiện cho việc theo dõi, quản lý cũng như phục vụ công tác kiểm tra được dễ dàng hơn.
- BCTC: Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế quy định lập 06 BCTC trên cơ sở kế tốn dồn tích (trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở tiền) là phù hợp với chuẩn mực lập BCTC quốc tế. Chế độ kế toán HCSN về cơ bản đã thực hiện trên cơ sở dồn tích, trừ hạch tốn ghi nhận TSCĐ, nguồn kinh phí (thực hiện trên cơ sở tiền). 06 báo cáo và 04 phụ biểu được lập hàng năm chủ yếu phục vụ công tác quản lý và điều
hành NSNN nên đều được thực hiện trên cơ sở dồn tích có điều chỉnh, là chưa phù hợp với kế toán quốc tế, cũng chưa phản ánh được tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động thật sự của các đơn vị. Bộ Tài chính cần thiết kế lại hệ thống BCTC và báo cáo quyết tốn, vừa phản ánh được tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị, vừa tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN, áp dụng phân định rõ ràng 02 cơ sở kế toán: kế toán trên cơ sở tiền mặt và kế tốn trên cơ sở dồn tích như chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế, như sau:
o Bảng cân đối tài khoản (mẫu số B01-H) thực chất là một phương pháp kiểm tra
của kế tốn. Bảng cân đối tài khoản khơng phản ánh tình hình tài chính, thực trạng, tài sản, nguồn vốn của đơn vị như Bảng cân đối kế tốn. Do vậy người sử dụng thơng tin không thấy được tài sản và nợ phải trả theo hai loại ngắn hạn và dài hạn cũng như cơ cấu tài sản, nguồn vốn (phân theo hai loại nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của đơn vị. Vai trị, mức độ cung cấp thơng tin của Bảng cân đối tài khoản do đó khơng thể thay thế cho Bảng cân đối kế tốn. Vì vậy, Bộ Tài chính nên quy định mẫu Bảng cân đối kế toán bắt buộc phải lập tại các đơn vị.
o Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng (mẫu số
B02-H) và báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang (mẫu số B05-H) giữ nguyên.
o Chi tiết hơn nội dung của báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (mẫu số B03-H) để từ đó đánh giá hiệu quả của từng hoạt động của đơn vị. Các nội dung được chi tiết như doanh thu theo từng mảng cơng việc, theo tính chất thường xun hay khơng thường xuyên của nghiệp vụ…
o Chi tiết hơn báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định (mẫu số B04-H): chi
tiết rõ TSCĐ nào hình thành từ nguồn NSNN cấp, TSCĐ nào hình thành từ nguồn thu của đơn vị…
o Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B06-H) ngoài phần quy định bắt buộc theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, kế tốn đơn vị có thể cơng bố thêm những nội dung quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp hiện nay.
o Bổ sung Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết được tình hình tiền tệ của đơn vị,
đánh giá được những thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.
Như vậy theo đề xuất của tác giả, bộ BCTC và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị cấp cơ sở gồm 07 biểu mẫu báo cáo và 04 phụ biểu, trong đó chỉ giữ nguyên các mẫu báo cáo số B02-H (bao gồm cả 04 phụ biểu của báo cáo này) và B05-H, các báo cáo B03-H, B04-H, B06-H cần điều chỉnh chi tiết hơn, thay đổi mẫu và tên của báo cáo số B01-H và bổ sung thêm mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
3.2.3. Giải pháp về bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán ở các ĐVSN GDĐH thuộc ĐHQG-HCM hiện nay cịn đơn giản, việc phân cơng cơng việc và chi trả thu nhập chưa được xét theo năng lực của từng cá nhân, chưa có định hướng phát triển cũng như chưa gắn việc tổ chức nhân sự với đặc điểm của mơi trường GDĐH. Do đó việc tổ chức bộ máy kế tốn hiện nay cần có quy trình tuyển dụng nhân sự rõ ràng, cơng bằng và dựa trên năng lực thực sự