Áp dụng các chính sách, cơng cụ phịng chống thích hợp với từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 34)

1.2. Rủi ro tín dụng

1.2.7.3. Áp dụng các chính sách, cơng cụ phịng chống thích hợp với từng

loại rủi ro và tài trợ rủi ro

- Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính tốn, các hệ số an tồn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phịng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại

- Tài trợ rủi ro: Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp. Ngồi ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: Tham gia bảo hiểm trong suốt q trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, ...

1.2.7.4. Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh phƣơng pháp phòng chống

Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác kiểm tra kiểm sốt, quản trị rủi ro. Định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo

Tóm lại, nguyên tắc Basel về Quản trị nợ xấu: Quan điểm của Ủy ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống NH của một quốc gia sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trên tồn quốc gia đó. Vì vậy nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm. Ủy ban đã ban hành 17 nguyên tắc về quản trị nợ xấu, quản trị RRTD và đảm bảo tính hiệu quả, an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp - Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh

- Duy trì quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp

1.2.8. Kinh nghiệm hạn chế RRTD tại một số nƣớc 1.2.8.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:

- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trả nợ thứ yếu – mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.

- Trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn. - Coi nhẹ các tiêu chuẩn an tồn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hố thoả thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

- Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,…Khơng có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Khơng thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc.

1.2.8.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Cho dù ngân hàng đóng vai trị hỗ trợ đối với các ngành cơng nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống ngân hàng cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu bản thân ngân hàng cũng gặp khó khăn. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp khơng khỏe mạnh, thì khơng chỉ ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả, mà

nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do khơng có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

Các ngân hàng không hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc trì hỗn những biện pháp dứt khốt đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng khơng thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn. Ngoài ra, thực tế ở Nhật cũng cho thấy, nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các ngân hàng thương mại, Nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp và tất yếu Ban điều hành các ngân hàng cũng phải được thay thế.

Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trị quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

1.2.8.3. Kinh nghiệm của Mỹ

Thực tế ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thơng qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.

Đến nay đã có tới 117 ngân hàng Mỹ thuộc diện “có vấn đề” (theo cơng bố của Federal Deposit Insurance Corporation – Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ FDIC) và hơn 10 ngân hàng Mỹ bị phá sản. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không

thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…

Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khốn cịn yếu kém, chất lượng tín dụng khơng được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, khơng thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không tránh khỏi rủi ro mất khả năng thanh toán và khơng thu hồi được nợ. Đó cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam khi rơi vào tình trạng tương tự…

1.2.8.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ những kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới các nƣớc trên thế giới

- Nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ.

- Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ khơng đáng nếu tính đến khối lượng cơng việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và cơng thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng.

- Tránh sử dụng những đơn vị mơi giới, vì các đơn vị mơi giới khơng có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do họ được trả không căn cứ vào chất lượng khoản vay.

- Cần yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay khơng để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều u cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.

- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. - Áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay.

- Xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Tác giả đã nghiên cứu bản chất, các hình thức tín dụng, ngun nhân rủi ro tín dụng, chỉ ra ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế, đồng thời nêu ra một số phương pháp phân tích rủi ro tín dụng. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK 2.1. Giới thiệu chung về Sacombank 2.1. Giới thiệu chung về Sacombank

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gịn Thương Tín được thành lập vào ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng tại Tp. Hồ Chí Minh: TCTD Tân Bình, Thành Cơng, Lữ Gia và Ngân Hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp; với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Trụ sở chính ban đầu của Sacombank trên đường Nguyễn Oanh, nay là Chi nhánh Gò Vấp. Từ tháng 04/1999 trụ sở chính của Sacombank được điều chuyển về tịa nhà Sacombank đặt tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh. Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven Tp. Hồ Chí Minh. Sau 22 năm hoạt động đến nay, Sacombank đã tăng vốn điều lệ lên 10.739 tỷ đồng và được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ mức 10.740 tỷ đồng lên trên 12.425 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phần. Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, Sacombank hiện nay đã là một trong những cánh chim đầu đàn của thị trường tài chính Việt Nam với mạng lưới trên toàn quốc đạt 421 điểm, là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán, là Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng.

Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ việc mở rộng mạng lưới là một trong những mục tiêu chiến lược của Sacombank. Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 Chi nhánh và 1 Hội sở lúc mới thành lập, đến nay đã được mở rộng với với mạng lưới 421 điểm giao dịch tại 48/63 tỉnh, thành Việt Nam và cả Lào, Campuchia, gồm 1 sở giao dịch, 71 chi nhánh trên các tỉnh thành, 01 chi nhánh tại Lào, 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia, 339 phòng giao dịch, 1 phòng giao dịch tại Lào và 01 quỹ tiết kiệm cùng với 780 máy ATM và 3.155 máy

POS. Ngoài ra, Sacombank đã thiết lập mối quan hệ đại lý với hàng trăm ngân hàng tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới... Với 10.406 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo.

Vừa qua, Sacombank cũng đã được tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cơng bố giữ ngun mức xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn (IDRs) ở mức B, đồng thời triển vọng dành cho Sacombank là ở mức ổn định. Xếp hạng IDR dài hạn của Sacombank đã phản ánh hồ sơ tín dụng độc lập và mức độ ưa chuộng rủi ro hợp lý của Sacombank, bao gồm cả đối với những khách hàng doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá của Fitch Ratings góp phần minh chứng cho sự tăng trưởng vững chắc và ổn định của Sacombank. Sacombank nhận được gải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam do tạp chí The Asian Banker bình chọn,… Ngày 02/9/2013, Sacombank vinh dự nhận giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2013 với vị trí thuộc Top 100 Thương hiệu Việt Nam tại Lễ trao giải “Sao Vàng Đất Việt” năm 2013 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

2.1.2. Kết quả hoạt động của Sacombank

Qua 21 năm hoạt động, Sacombank luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ tiêu chính qua các năm như sau:

Bảng 2.1 – Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của Sacombank

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quý II/2013

Giá trị (tỷ đồng) Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng Giá trị (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng Tổng tài sản 141,799 140,137 -1.17% 151,282 7.95% 159,411 5.37% Vốn chủ sở hữu 13,633 14,224 4.34% 13,414 -5.69% 13,912 3.71% Vốn điều lệ 9,179 10,740 17.01% 10,740 0.00% 10,740 0.00% Tổng vốn huy động 126,204 111,513 -11.64% 123,753 10.98% 124,611 0.69% Tổng dư nợ cho vay 77,486 79,429 2.51% 98,728 24.30% 109,288 10.70% Lợi nhuận trước thuế 2,426 2,740 13.01% 1,315 -51.45% 1,448 16.41% Lợi nhuận sau thuế 1,799 2,033 13.01% 987 -51.45% 1,149 16.41%

Biểu đồ 2.1: Mức thay đổi tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ thay đổi không đáng kể qua các năm. Trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)