Từ phía ngân hàng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 63 - 67)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK

2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Sacombank

2.5.1.2. Từ phía ngân hàng cho vay

Các nguyên nhân dẫn đến RRTD tại Sacombank thời gian qua là do Chính sách, quy trình cho vay chưa chặt chẽ, cơng tác quản trị tín dụng chưa hữu hiệu, chưa chú trọng phân tích KH, xếp loại RRTD để tính tốn điều kiện cho vay và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, việc khơng chấp hành tốt các ngun tắc tín dụng, cơng tác giám sát việc thực hiện đúng quy trình cho vay chưa được chú trọng đúng mức cũng làm gia tăng RRTD. Cụ thể như sau:

- Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay: Theo khảo sát có 74,74% đồng ý và

hồn tồn đồng ý (39 người đồng ý và 32 người hoàn toàn đồng ý) với nguyên nhân trên, chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm ngun nhân phát sinh rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng.

Đây cũng là đặc điểm chung của các NH trong nước, thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình

kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của NH nói chung. Việc theo dõi hoạt động của KH vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa KH và NH nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Sacombank chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH của cán bộ tín dụng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà Sacombank yêu cầu, mặc khác do CBTD chỉ kiểm tra giám sát vốn vay theo hình thức để đối phó với kiểm tra, kiểm soát nội bộ và thanh tra NHNN.

- Áp lực chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận từ chính sách tăng trưởng tín dụng hàng năm chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng: Theo khảo sát có 64,21%

đồng ý và hồn toàn đồng ý (34 người đồng ý và 27 người hồn tồn đồng ý) với việc chính chỉ tiêu, doanh số đã gây ra rủi ro tín dụng.

Hiện nay, khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp, việc tìm kiếm các khách hàng tốt là hết sức khó khăn, chưa kể đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau. Hơn nữa, các ngân hàng chạy theo lợi nhuận, áp đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng một cách gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ lương thưởng của nhân viên, vì vậy việc chạy đua tìm kiếm khách hàng là khơng thể tránh khỏi, vì chỉ tiêu, nhân viên tín dụng sẽ chỉ cịn quan tâm đến việc làm sao để tăng trưởng dư nợ cho vay, mà quên đi chất lượng tín dụng của các khoản vay đó, cũng như hậu quả của các khoản vay đó mang lại.

- Hoạt động kiểm tra nội bộ còn yếu: Theo khảo sát có 25,26% đồng ý và hoàn toàn đồng ý (13 người đồng ý và 11 người hoàn toàn đồng ý) với việc lỏng lẻo trong công tác kiểm tốn nội bộ đã gây ra rủi ro tín dụng.

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN về tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm

tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên song song với công việc kinh doanh. Trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của Sacombank hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ, hiện nay tại Sacombank, tuy có chú trọng hơn, nhưng bộ máy tổ chức chưa thực sự hồn chỉnh, trình độ nghiệp vụ của nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu, vả lại thiếu tính độc lập trong cơng tác kiểm tra, giám sát của bộ phận hết sức quan trọng này tại chi nhánh/ phòng giao dịch.

- Chưa tuân thủ quy trình cho vay: Theo khảo sát có 20% đồng ý và hoàn

toàn đồng ý (11 người đồng ý và 8 người hoàn toàn đồng ý) cho rằng 1 trong nhũng nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng là Chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay, thiếu thơng tin về tình hình năng lực tài chính, tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD, tình hình TSĐB…của KH khi thẩm định và phê duyệt cho vay dẫn đến quyết định sai lầm.

Quy trình tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên,…Tuy nhiên, việc giám sát thực hiện đúng quy trình tín dụng được đề ra thực sự chưa được chú trọng lắm. Nguyên nhân của vấn đề này một phần cũng do nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của KH mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, nặng về tài sản đảm bảo mà khơng dựa vào q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng. Quá trình giám sát sau cho vay còn tiến hành lỏng lẻo, qua loa, chiếu lệ. Nhiều chi nhánh tiến hành đầu tư tín dụng ra ngồi địa bàn hoạt động nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay, kiểm sốt dịng tiền của KH khơng đảm bảo. Tất cả những điều đó làm hạn chế khả năng phịng ngừa RRTD.

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của một số nhân viên ngân hàng chưa được xem trọng: Theo khảo sát có 20% đồng ý và hồn tồn

đồng ý (12 người đồng ý và 7 người hoàn toàn đồng ý) cho rằng 1 trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng là trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức của CBTD cịn hạn chế. Việc mở rộng quy mơ hoạt động đòi hỏi phải

cung ứng nhân sự kịp thời đã xem nhẹ các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay làm cho chất lượng khoản vay không được chú trọng.

Một số nhân viên tín dụng cịn hạn chế về trình độ chun mơn nghiệp vụ do khơng chịu khó học hỏi, khơng tích cực tham gia nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của ngành cũng như của chính ngân hàng, chỉ biết làm việc theo thói quen, lối mịn, qn tính và những kinh nghiệm của bản thân.

Ngồi việc địi hỏi trình độ chun mơn phải cao, đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng cũng cần phải được xem trọng. Nhưng thực tế vì lợi ích cá nhân, một số nhân viên ngân hàng đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cố ý làm trái quy định. Chẳng hạn, CBTD đã: Thực hiện giải ngân nhiều lần trong ngày để đảo nợ cho các khoản vay đến hạn (áp dụng đối với cho vay theo phương thức hạn mức); Thông đồng với khách hàng làm giả mạo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn...; Định giá TSĐB quá cao so với giá trị thực của tài sản trên thị trường nhằm mục đích là rút tiền vay nhiều; Thẩm định khơng chính xác do thơng đồng với khách hàng làm lại báo cáo tài chính tốt hơn.

Như vậy, những vi phạm này là nguyên nhân làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong quá trình thu hồi nợ vay, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng.

- Chính sách tín dụng: Theo khảo sát có 16,84% đồng ý và hồn tồn đồng ý

(11 người đồng ý và 5 người hồn tồn đồng ý) về việc chính sách tín dụng gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Thời gian qua, chính sách tín dụng của Sacombank thay đổi liên tục, một phần cũng do sự thay đổi chính sách chung của Chính phủ và NHNN, một phần cũng do hạn chế về mặt kiến thức của nhân viên hướng dẫn nghiệp vụ. Một số hướng dẫn chưa thực sự chặt chẽ, chưa cụ thể, gây khó khăn trong cơng tác thực hiện. Bên cạnh đó, các hướng dẫn của các Khối, Phịng ban đơi khi mâu thuẫn nhau, lúc phát sinh thì lại khơng biết thực hiện theo hướng dẫn của Khối nào cho đúng. Trong khi đó, đa số các công văn ban hành lại không ghi cụ thể tên và số điện thoại của nhân viên giải đáp thắc mắc, phụ trách chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)