cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn Tỉnh
Có thể khẳng định rằng, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần XVII. Đây cũng là năm khởi đầu cho kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) nằm trong lộ trình đưa Phú Thọ trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Năm 2010, GDP toàn tỉnh đạt 16.365 tỷ đồng, tăng 118 % so với năm 2009, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng/người (tương đương 637 USD), gấp 2,2 lần so với năm 2005; giải quyết được 65.535 người có việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống cịn 10%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 2.669 tỷ đồng, tăng 10,6 % so với năm trước nhiều khoản thu chủ yếu vượt kế hoạch năm và có tốc độ tăng cao so với những năm trước như thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu thuế ngoài nhà nước. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 là 9.167 tỷ đồng tăng 34 % so với năm 2009 [33, tr.42].
Với tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân hàng năm 10,6% (giai đoạn 2006 - 2010) cho nên "đầu tư phát triển tiếp tục được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng, bộ mặt đô thị và nông thôn được đổi mới". Cũng trong thời gian này tỉnh đã huy động vốn đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là 14.127,7 tỷ đồng, với các cơng trình được nâng cấp cải tạo, xây dựng mới như một số tuyến giao thông thuộc tỉnh lộ như 312, 314, 320...; đường giao thơng nơng thơn, các cơng trình thuỷ lợi, kiên cố hố kênh mương; các cơng trình nước sạch, vệ sinh mơi trường... Đặc biệt, đối với kết cấu hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước sạch nông thôn, hệ thống thu gom và xử lý rác thải đã được đầu tư xây dựng theo kế hoạch và đảm bảo đúng quy hoạch tổng thể. Sự phát triển vượt bậc của kết cấu hạ tầng nông thôn đã tạo ra lợi thể so sánh nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng với tốc độ nhanh và hiệu quả ngày càng cao.
Vốn đầu tư xây dựng KCHTKT trong thời gian qua ở Phú Thọ đạt được những bước đáng kể, đã huy động được mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngồi tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức đầu tư từ ngân sách Nhà
nước, BOT, BT, BTO, liên doanh, liên kết đầu tư mua quyền khai thác... góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm vịêc làm tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số hạn chế trong việc huy động vốn cho xây dựng phát triển KCHTKT trên địa bàn tỉnh.