Trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đạt được mức tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước. Bình qn giai đoạn 2006 -2010 đạt 18%/ năm; Quy mơ nền kinh tế tăng nhanh, GDP năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng cơng nghiệp - xây dựng đạt 61%, dịch vụ 32%, nơng lâm nghiệp thủy sản chỉ cịn 7%; GDP bình quân đầu người đạt 1.766 USD, vượt 30,3% so với kế hoạch và tăng 3,7 lần so với năm 2005. Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng nhanh năm 2010 đạt 15.300 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 10.901 tỷ đồng, chi ngân sách Nhà nước đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Chính sách mở cửa đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và chiến tỷ trọng cao, tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tổng cộng 116 dự án FDI cịn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 2,3 tỷ USD. Đặc biệt trong việc huy động vốn vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13.625 tỷ đồng, hiện nay có 95,7% tuyến tỉnh lộ, 67% tuyến giao thơng nơng thơn được cứng hóa, kiên cố hóa kênh mương cơ bản xong kênh loại I và loại II, hơn 50% kênh loại III. Các tuyến xe buýt được mở đến tất cả các huyện, thành, thị. Hệ thống cung ứng điện được chú trọng cải tạo, nâng cấp, xây mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, có 100% xã phủ lưới điện quốc gia, 97% dân số được dùng điện lưới, vệ sinh môi trường tiến bộ.
Với nguồn vốn huy động được, tỉnh đã tập trung vào một số lĩnh vực như: Hệ thống giao thông; hệ thống điện; hệ thống cấp thoát, nước...
Qua 5 năm thực hiện chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2006 -2010 của tỉnh, các mục tiêu đề ra đã được thực hiện tốt và phát huy hiệu quả, hầu hết các dự án đầu tư trọng điểm đã được triển khai đúng kế hoạch, góp phần đẩy mạnh cơng tác xây
dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra vị thế diện mạo mới cho tỉnh.
Để đạt được mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến:
+ Công tác quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh, quy hoạch các ngành, huyện, thành phố, thị xã, thị tứ, khu công nghiệp…là cơ sở định hướng đầu tư hiệu quả, tránh tình trạng dàn trải để tập trung vốn cho các cơng trình trọng điểm.
+ Cơng tác quản lý đầu tư được tăng cường, công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đã có nhiều đổi mới, được cơng khai hóa. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng theo mơ hình một cửa ở tất cả các khâu.
+ Tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt đẩy mạnh khai thác nguồn vốn đầu tư ngoài nước như FDI, ODA…
+ Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách với mục tiêu huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển như ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi khi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực như giao thông nông thôn, nước sạch…
Với những kết quả đạt được chứng tỏ trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đúng mức đến huy động vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, tỉnh đã có những việc làm đang được coi là bài học kinh nghiệm cho các địa phương, các tỉnh trong cả nước tham khảo, học tập kinh nghiệm.