+ Hiện trạng phân loại, thu gom chất thải:
Chất thải sinh hoạt, đơ thị: Thành phố Việt Trì, thị xã, thị trấn hiện nay có hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt tại đô thị do Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị thực hiện thu gom vận chuyển đưa đi xử lý tập trung. Tình hình thu gom xử lý rác thải đơ thị trong những năm qua đã có cải thiện do đầu tư thêm phương tiện vận chuyển, nhưng việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị thực hiện cịn chưa đáp ứng được u cầu: Cơng ty Mơi trường và Dịch vụ đô thị thành phố Việt Trì mới thu gom được 18/22 phường,
xã; Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị thị xã Phú Thọ mới thu gom được 8/10 phường, xã. Đối với các huyện, việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị vẫn chưa đi vào nề nếp, một số huyện có đơn vị dịch vụ mơi trường hoặc đội tự quản thu gom rác thải đưa vào một chỗ tập trung, nhưng cịn có nơi chất thải rắn sinh hoạt của dân cư chưa được tổ chức thu gom xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên tại một số nhà máy, xí nghiệp xử lý bằng các hố chôn lấp nằm trong khuôn viên nhà máy. Tuy nhiên, rác thải sinh hoạt, đô thị mới chỉ được thu gom chưa thực hiện những biện pháp phân loại chất thải và tách các chất thải nguy hại tại nguồn. Ngoài ra lượng chất thải rắn xây dựng thải ra trong quá trình cải tạo nhà, xây dựng mới các khu đơ thị, khu dân cư cũng tăng lên nhanh chóng cùng với xu thế phát triển của xã hội, đối với loại chất thải này, một phần được thu gom cùng với chất thải rắn sinh hoạt, còn lại chủ yếu đổ vào các khu đất trũng, bỏ hoang hoặc các ao hồ san lấp.
Về rác thải y tế: việc phân loại, thu gom vận chuyển rác thải y tế để xử
lý hợp vệ sinh chưa được thực hiện triệt để: một phần lượng chất thải y tế được thải theo đường rác thải sinh hoạt, một phần được xử lý chôn lấp tại cơ sở y tế hoặc đốt thủ công.
Đối với chất thải rắn cơng nghiệp: Tỉnh vẫn chưa có hệ thống thu gom
chất thải rắn công nghiệp tại các cơ sở, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để vận chuyển đến khu vực xử lý tập trung; chất thải rắn cơng nghiệp phát sinh tại các nhà máy, xí nghiệp đa số được thu gom xử lý để tái sử dụng ngay trong nội bộ nhà máy. Phần lớn lượng chất thải rắn công nghiệp được thu hồi và bán lại cho một số đơn vị có nhu cầu thành nguyên liệu cho một q trình sản xuất khác, một phần lượng thải cơng nghiệp được lưu tại các nhà máy, xí nghiệp, một phần được các nhà máy, xí nghiệp hợp đồng thu gom lẫn với rác thải sinh hoạt, vận chuyển khỏi khuôn viên đơn vị. Tuy nhiên, điều đáng nói là tỷ lệ các chất thải cơng nghiệp thu gom và được xử lý mới chiếm gần 60% tổng lượng thải ra, phần còn lại được xem như “khơng nhìn thấy”.
rong đó đặc biệt lượng chất thải nguy hại chưa có phương án xử lý thích hợp, nhiều nơi tự chơn lấp trong khn viên của mình. Trong tương lai, cơng nghiệp phát triển mạnh hơn, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
+ Hiện trạng xử lý chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh hoạt: Cơ sở hạ tầng cho việc xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đô thị của tỉnh Phú Thọ chưa được đầu tư xây dựng đáp ứng với yêu cầu xử lý rác thải hiện nay của tỉnh. Duy nhất tại Việt Trì nhà máy xử lý rác thải hữu cơ thành phân compost với công suất thiết kế xử lý 120 tấn rác/ngày bằng nguồn vốn của Chính phủ Đức được xây dựng tại xã Vân Phú - Việt Trì. Chất thải đơ thị được Cơng ty Mơi trường đơ thị Việt Trì thu gom đưa về xử lý tại nhà máy. Tuy nhiên gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác xử lý vì rác thải chưa được phân loại từ đầu nguồn, phần rác thải hữu cơ được xử lý làm phân compost, phần cịn lại khơng được phân loại mà được xử lý bằng phương pháp đốt làm khí thải tăng lên ơ nhiễm mơi trường. Hiện tại do mở rộng và phát triển của thành phố, lượng rác thải tăng nhiều nên đã quá tải so với công suất thiết kế của Nhà máy. Đối với thị xã Phú Thọ và các huyện chưa có Nhà máy chế biến xử lý rác, chất thải sinh hoạt mới chỉ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp tập trung đơn thuần gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm.
Chất thải rắn y tế: Việc xử lý chất thải rắn y tế tại tất cả các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý theo đúng quy chế quản lý chất thải y tế. Phần được thu gom cùng rác thải sinh hoạt, một phần được xử lý bằng cách chôn lấp tại cơ sở hoặc đốt thủ cơng. Duy nhất chỉ có Bệnh viện tỉnh có một lị đốt rác nhưng đã bị hỏng nên không hoạt động.
Năm 2005, được sự hỗ trợ của Dự án phát triển cơng nghiệp đơ thị Việt Trì do DANIDA tài trợ, Tỉnh đã đầu tư xây dựng một ô xử lý, chôn lấp rác thải y tế nguy hại (diện tích 01 ha) tại khu xử lý chất thải rắn Trạm Thản - Phù Ninh, đồng thời trang bị cho Công ty Dịch vụ môi trường và đô thị 01 xe chở
rác y tế để thu gom vận chuyển toàn bộ rác thải y tế tại các bệnh viện trong tỉnh về khu xử lý chôn lấp hợp vệ sinh. Nhưng do hệ thống xử lý nước, rác ở khu vực này đang triển khai xây dựng chưa hoàn thành nên việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại hợp vệ sinh vẫn chưa được thực hiện theo phương án này.
Chất thải rắn công nghiệp: Vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp ở
Phú Thọ đang là vấn đề nan giải, gây bức xúc lớn nhất đối với các cơ quan chức năng. Tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch và đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tại xã Trạm Thản - Phù Ninh để xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại nhưng hiện tại do thiếu kinh phí đầu tư nên vẫn chưa hồn thành đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng dứt điểm hoàn thành khu xử lý chôn lấp chất thải công nghiệp, nguy hại để giải quyết vấn đề gây ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp gây ra.
Qua thống kê tình hình thu gom xử lý chất thải rắn nêu trên của Phú Thọ, cho thấy tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn cịn gặp nhiều khó khăn và chưa triệt để, đặc biệt là ở các huyện và các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ. Chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm tới chất lượng mơi trường khơng khí, mơi trường nước, mơi trường đất dẫn đến có những tác động tiêu cực đến mơi trường và tới sức khoẻ cộng đồng, do đó việc thu gom, xử lý chất thải rắn một cách hợp lý, triệt để phải được khắc phục và nỗ lực thực hiện trong thời gian tới.