Trong những năm qua Phú Thọ đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội với số vốn đầu tư tương đối lớn. Nhưng nhìn chung so với các tỉnh bạn như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên thì vẫn cịn nhiều hạn chế, mặc dù tỉnh Phú Thọ có nhiều lợi thế thuận lợi mà các tỉnh bạn khơng có được. Một trong những hạn chế của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chưa chủ động xây dựng danh mục đầu tư phù hợp, công tác xúc tiến đầu tư có thể nói là chưa quan tâm đúng mức. Đối với nguồn vốn ODA hỗ trợ cho quá trình phát triển trong 5 năm qua là cũng tương đối lớn, nhưng quá trình thực hiện cịn bộc lộ những hạn chế làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này. Đó là:
- Thứ nhất, chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử
viện trợ của ta. Nguyên nhân của tình trạng chậm giải ngân có nhiều, trong đó chủ yếu là các quy định của Việt Nam và các nhà tài trợ cịn có những khác biệt, quy trình và thủ tục trong nước cũng như của các nhà tài trợ còn phức tạp, chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng; cơng tác đấu thầu; năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý còn hạn chế và bất cập.
- Thứ hai, thiếu quy hoạch sử dụng ODA được Chính phủ phê duyệt để
định hướng cho các cơ quan thụ hưởng chủ động thu hút và sử dụng nguồn lực này; các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA còn thiếu đồng bộ, nhất quán, minh bạch, nhất là trong các vấn đề liên quan tới quản lý đầu tư và xây dựng. Việc thực thi các văn bản pháp luật về quản lý ODA chưa nghiêm.
- Thứ ba, công tác quản lý sử dụng ODA cịn có những thiếu sót, thiếu
về khn khổ pháp lý, về kế hoạch quy trình, về đấu thầu... Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và địa phương chưa quản lý được các dự án của mình. Đặc biệt là việc báo cáo tình hình thực hiện tiến độ, tài chính các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc, chưa đúng thời gian quy định.
- Thứ tư, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư cịn chưa tích cực chủ động,
chưa hoạch định cơng tác tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng, chưa xây dựng được chiến lược tiếp cận, vận động đầu tư cụ thể đối với các nhà đầu tư. Những thơng tin trên website cịn thiếu, chỉ giới hạn trong việc giới thiệu chung tiềm năng của tỉnh mà chưa đưa ra các dự án mời gọi đầu tư cụ thể, chưa tổ chức các hội thảo, hội nghị để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi.
-Thứ năm, cơng tác quy hoạch phục vụ đầu tư còn chậm. Các ban,
ngành chưa chủ động xây dựng quy hoạch các dự án, các ngành nghề phục vụ cho công tác vận động xúc tiến ODA, FDI mà thụ động coi đó là cơng việc của sở Kế hoạch và Đầu tư.
Quá trình hỗ trợ các nhà đầu tư sau khi vào tỉnh còn hạn chế, một phần do sự phối hợp của các ban ngành trong việc giải quyết các vướng mắc khó
khăn của nhà đầu tư cịn chậm. Sự phối hợp của các sở, ban, ngành trong việc chuẩn bị thông tin cũng như cung cấp các thông tin liên quan đến môi trường, địa điểm đầu tư thị trường... khi các nhà đầu tư yêu cầu chưa kịp thời. Chưa xác lập được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy phép đầu tư.
-Thứ sáu, năng lực cán bộ ở các cấp cịn bất cập và thiếu tính chun
nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngồi.
Tóm lại, cơng tác thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục. Công tác thu hút đầu tư trong thời gian tới cần phải tiếp tục đổi mới theo hướng chủ động chuyên nghiệp, đồng bộ từ khâu tuyên truyền, đến cải thiện môi trường đầu tư, công khai minh bạch công tác quy hoạch, chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng, giải quyết khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư.