III. Trạm biến áp tiêu thụ 1 Xây dựng mớ
2. Cải tạo nâng tiết điện II Đường dây trung thế
3.2.2.4. Huy động vốn cho lĩnh vực thoát nước và thu gom rác thả
- Thoát nước và thu gom rác thải là một dạng dịch vụ công cộng thiết yếu. Trong cơ chế thị trường thì việc cung ứng khó có khả năng bù đắp chi phí nên dịch vụ thốt nước và thu gom rác thải được xếp vào danh mục sản phẩm, dịch vụ cơng ích, tức là được thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với Công ty Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cơng ích thường xuyên và ổn định, hay là theo phương thức đặt hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước khác, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hợp tác xã. Hiện nay, hệ thống thoát nước và thu gom rác thải nói chung vẫn được coi là lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, chủ yếu là thông qua các nguồn thu của địa
phương và điều tiết từ trung ương, việc huy động vốn từ trong dân là không đáng kể (chỉ khoảng 7 - 8%). Do đó, để nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống thốt nước và thu gom rác thải khơng phải là việc làm một sớm một chiều mà cần tập trung thời gian và công sức lớn, cụ thể:
- Cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng các cơng trình hạ tầng phục vụ dân sinh, thơng qua đó xây dựng một hệ thống thu phí hợp lý, nhằm chia sẻ trách nhiệm đầu tư cũng như giảm bớt chi phí từ ngân sách vào việc xây dựng cũng như vận hành, duy trì hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý rác thải. Đặc biệt, đối với các khu dân cư có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung cần lập một khung thu phí xây dựng bảo dưỡng vận hành hệ thống thốt nước thơng qua giá nước sạch.
- Để phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho thoát nước và thu gom rác thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng với quy hoạch, cần có quy hoạch tổng thể nhất quán với việc phát triển đô thị. Quy hoạch và xây dựng các cơng trình thốt nước cần đồng bộ với xây dựng và quy hoạch hệ thống thoát nước thủy lợi, phải phối hợp một cách hợp lý giữa thoát nước cục bộ và thoát nước tổng thể khu vực. Kết hợp giữa các cơng trình tạo cảnh quan đơ thị như hồ, mương dẫn nước và hệ thống công viên cây xanh, khu xử lý rác thải... tránh hiện tượng các cơng trình đầu tư chồng chéo lên nhau gây lãng phí và mất tác dụng đầu tư giữa các cơng trình với nhau.
- Việc huy động và quản lý vốn đầu tư đối với hệ thống thoát nước và thu gom rác thải cần có một cơ quan đầu mối thống nhất (thốt nước được giao cho sở xây dựng quản lý quy hoạch, Cơng ty cấp thốt nước quản lý vận hành khai thác còn thu gom rác thải giao cho Công ty môi trường đơ thị quản lý). Cần có sự phối hợp để phân cấp rõ ràng để huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau. Cụ thể là, nhân dân đóng góp tự xây dựng hệ thống cống thoát nước tiểu khu và phân loại rác sinh hoạt từ các khu hộ gia đình ra các khu tập trung; chính quyền cấp thị xã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đường
phố, và vệ sinh môi trường thành phố bằng việc đầu tư các tuyến cống chính, khu cơng viên, cống thu gom, trạm bơm cục bộ, khu xử lý...
- Xã hội hoá dịch vụ thoát nước và thu gom rác thải. Trên thực tế hiện nay dịch vụ thốt nước đơ thị đều do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện vì đầu tư tốn kém, khơng thu được phí từ người tiêu dùng. Vì vậy, việc xã hội hố dịch vụ này chỉ có thể thực hiện trên một số cơng đoạn hệ thống thốt nước và thu gom rác thải như: việc thu gom và xử lý nước thải, rác thải công nghiệp do các khu công nghiệp tự chịu trách nhiệm. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải quy mơ lớn có thể thực hiện đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp tư nhân làm việc quản lý vận hành. Trong việc sửa chữa lớn theo định kỳ có thể thực hiện theo phương thức đấu thầu. Đặc biệt, việc thu gom rác thải, thu gom rác mặt nước ao hồ, kênh rạch, các vùng nơng thơn có thể giao cho hợp tác xã. hoặc tư nhân.
KẾT LUẬN
Kết cấu hạ tầng kinh tế có vị trí, vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, lưu thông, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân trong Tỉnh. Trong những năm qua Tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đổi mới về nhận thức, quan điểm về vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Hệ thống KCHTKT đã có những cải thiện về chất lượng và đồng bộ; quy mơ các cơng trình càng lớn, cho đến nay hệ thống giao thông nông thôn đã đã thực hiện khá thành công đến từng khu hành chính, 100% các xã có lưới điện quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 98%, 100% người dân thành phố và 65% người dân ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được đảm bảo. Điều này đã tác động tích cực đến việc thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh.
Mặc dù có được những kết quả đáng khích lệ nêu trên, song việc huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, đổi mới hình thức huy động vốn theo hướng đa dạng hóa thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và hợp tác, gắn kết ngày càng tốt hơn các nguồn vốn với nhau đảm bảo tính hiệu quả cho mỗi đồng vốn được sử dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế cần có quy hoạch, chiến lược phát triển lâu dài nhằm đảm bảo tính đồng bộ kết nối giữa quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch xây dựng, giữa dự án phát triển đô thị với dân cư xung quanh và đảm bảo tính hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư. Đồng thời, phân cấp quản lý, trách nhiệm trong trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường xã hội hóa đầu tư và phát triển thị trường tài chính, với các giải pháp hỗ trợ phù hợp với đặc điểm từng loại kết cấu hạ tầng kinh tế theo từng nguồn vốn đầu tư khác nhau; Tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát tránh hiện tượng thất thốt, lãng phí, dàn trải trong xây dựng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn là những giải pháp hướng đến việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của Tỉnh, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản tỉnh Phú Thọ trở thành Tỉnh công nghiệp, trung tâm kinh tế của vùng Trung du - Bắc bộ.