Vốn đóng góp của dân cư

Một phần của tài liệu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh phú thọ (Trang 51 - 66)

Nguồn vốn đầu tư huy động từ đóng góp của dân cư, là một nguồn vốn

việc huy động nguồn vốn này là hết sức khó khăn, thường việc huy động chủ yếu để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế ở xã, thôn gắn với cuộc sống của dân cư ở địa phương đó. Việc huy động vốn thường thấp, phụ thuộc địa bàn từng xã, thơn và mức sống của người dân. Hơn nữa, hình thức huy động cịn đơn điệu, chưa mạnh dạn mở rộng các hình thức góp vốn đầu tư...Do vậy, chủ yếu nguồn vốn này thường được đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, điện và nước sạch tại địa phương. Giai đoạn 2006 – 2010 huy động được 7.232 tỷ đồng chiếm 24,8% tổng vốn đầu tư.

Vốn đầu tư trong nước để phát triển KCHTKT ở tỉnh Phú Thọ cho từng loại kết cấu hạ tầng kinh tế, như sau:

* Vốn cho phát triển giao thông vận tải

Trong những năm gần đây tỉnh Phú Thọ đã tổ chức huy động tối đa các nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu chính là phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng đã ưu tiên vốn cho phát triển giao thông vận tải, tập trung vốn cho giao thông đường bộ cùng với việc nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, cơng trình cầu cống và hệ thống giao thơng nơng thơn.Vì vây, đã góp phần cho việc đẩy nhanh sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện tốt đời sống nhân dân trong toàn tỉnh. Kết quả trong 5 năm 2006- 2010, toàn tỉnh đã làm mới được 303,4km đường giao thông (thực hiện gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu), cải tạo nâng cấp được 3.958km (vượt 7% kế hoạch), trong đó đường bê tông xi măng là 1.266,5km; đường đá răm nhựa: 687,8km; đường đá răm hỗn hợp: 307km; đường cấp phối: 1.088,4km; ngoài ra còn thực hiện xây mới 70/120 cầu, 50/70 tràn… Tổng nguồn vốn huy động đầu tư đạt 3.977 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với giai đoạn 2001-2005, trong đó đáng chú ý nhân dân đóng góp gần 460 tỷ đồng gồm tiền, vật tư, công lao động, giá trị hiến đất và cây cối hoa màu khi thực hiện các dự án mở mới đường giao thông, mở rộng nền đường. Nhìn chung cơ cấu vốn ngồi ngân sách có xu hướng tăng lên qua các năm.

Bảng 2.2: Vốn đầu tư cho giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Cộng Vốn NSNN 589,1 1.916,7 2.534,2 3.121,1 3.457,5 11.618,6 Các nguồn vốn khác 201,8 434,6 574,3 627,2 671,2 2.509,1 Tổng cộng 790,9 2.351,3 3.108,5 3.748,3 4.128,7 14.127,7

Nguồn: Sở giao thông vận tải Phú Thọ.

Huy động vốn đầu tư, cho phát triển giao thông nông thôn với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa tỉnh Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã xác định việc xây dựng và phát triển giao thông là một nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu và phải được tập trung đầu tư nhằm tạo động lực cho phát triển của các ngành kinh tế khác và tồn xã hội. Sau khi có Nghị quyết số 42-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về việc phát triển giao thông nông thôn, UBND Tỉnh có quyết định về việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn với phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước hỗ trợ xi măng cịn nhân dân đóng góp sức người, vật tư khác. Do vậy phong trào làm đường bê tông xi măng tiếp tục được phát triển mạnh trong toàn tỉnh, nhiều xã nghèo đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn hăng hái vận động nhân dân làm đường bê tơng. Một số xã đã có phong trào làm đường bê tông mạnh từ giai đoạn trước tiếp tục vận động nhân dân tự bỏ 100% kinh phí hồn thành nốt các tuyến đường trong các ngõ xóm, ưu tiên xi măng cho những khu khó khăn hơn. Kết quả đầu tư làm đường giao thông nông thôn của tỉnh theo các tuyến đường huyện và tuyến đường xã, thôn từ năm 2006 đến 2010 với tổng số vốn là 3.977 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 2.787,8 tỷ đồng (chiếm 70,1%), vốn ngân sách huyện 397,7 tỷ đồng (chiếm 10%), vốn ngân sách xã 75,6 tỷ đồng (chiếm

1,9%), huy động từ dân góp 330,1 tỷ đồng (chiếm 8,3%), nguồn vốn khác 385,8 tỷ đồng (chiếm 9,7%).

Bảng 2.3: Vốn đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 ` Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng Vốn NSTW 336,3 287,5 487,8 563,8 1112,4 2.787,8 Vốn NS Huyện 35,1 81,6 97,4 119,5 64,1 397,7 Vốn NS Xã 10,4 14,4 16,8 14,3 19,7 75,6 Vốn dân góp 36,0 64,4 54,1 77,6 98,0 330,1 Nguồn vốn khác 11,2 35,7 64,7 83,6 190,6 385,8 Tổng cộng 429,0 483,6 720,8 858,8 1484,8 3.977,0

Nguồn: Sở Giao thông vận tải Phú Thọ

Như vậy, có thể nhận thấy việc đầu tư cho giao thông vận tải là lĩnh vực được tỉnh Phú Thọ quan tâm nhiều nhất và chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư cho giao thông cũng đa dạng phong phú, trong giai đoạn 2006-2010, tổng mức đầu tư cho giao thơng đường bộ tồn tỉnh là 303,4km với tổng số vốn đầu tư là 14.127,7 tỷ đồng. Trong đó: vốn ngân sách trung ương và địa phương 11.618,6 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 2.509,1 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, phong trào làm đường giao thơng cịn thể hiện một số tồn tại, đó là:

- Cơng tác chỉ đạo quy hoạch ở một số địa phương, nhất là cấp xã chưa đươch chú trọng thường xun, chưa bố trí đủ vốn đã khởi cơng nên một số nơi cịn sảy ra tình trạng nợ đọng hoặc cơng trình thi cơng dở dang, ảnh hưởng đến cơng tác chỉ đạo công tác tổ chức phong trào làm giao thông nông thôn. Một số tuyến đường làm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ (chỉ làm phần mặt đường không quan tâm chú trọng đến các hạng mục khác như điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, biển báo…ảnh hưởng đến trật tự và môi trường).

- Một số địa phương chưa đánh giá đúng vị trí, vai trị và tầm quan trọng của của giao thông nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên trong chỉ đạo chưa chủ động và vai trò trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo chưa phát huy hết trong công tác giao thơng nơng thơn, đó cũng là ngun nhân ảnh hưởng đến phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, giao thông ở các địa phương thiếu về số lượng và yếu về trình độ năng lực. Mặc dù trong quá trình thực hiện đã tổ chức tập huấn về chuyên mơn, nhưng về địa phương có nơi chỉ sử dụng thời gian ngắn lại thay đổi cán bộ. Vì vậy, rất khó khăn trong cơng tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch, quản lý chất lượng và khai thác cơng trình giao thơng tại địa phương.

- Một số địa phương, bất cập giữa nhu cầu và khả năng đầu tư không được giải quyết một cách khoa học làm cho một số cơng trình, mục tiêu thực hiện trong điều kiện không cân đối được vốn, dẫn đến nợ đọng kéo dài hoặc dở dang.

- Việc công khai kế hoạch xây dưng, kế hoạch tài chính và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở một số địa phương chưa được tốt nên các biệt có địa phương sự đồng tình của người dân chưa cao. Đặc biệt do công tác quản lý chất lượng một số cơng trình làm chưa được tốt, dẫn đến hư hỏng đã tạo nên sự phản ứng trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến việc huy động và sự tham gia đóng góp của nhân dân.

- Kết quả đạt được trong công tác phát triển giao thông nông thôn tuy rất lớn nhưng không đều, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến phát triển giao thông nông thôn, vấn đề huy động vốn trong nhân dân để làm các tuyến đường liên thơn trong xã gặp nhiều khó khăn, phần lớn là huy động các tuyến đường ngõ, xóm.

Vậy để huy động được nguồn vốn đầu tư cho hệ thống giao thông nông thôn phải văn cứ vào quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông của tỉnh theo phân kỳ đầu tư cho từng giai đoạn, từng năm, từ đó các chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự tốn cho từng cơng trình để có cơ sở huy động và sử dụng vốn. Những tuyến đường tỉnh lộ có đầu mối với các tỉnh lân cận, Phú Thọ đã phối hợp chặt trẽ với các tỉnh để cùng tranh thủ tối đa các nguồn vốn của Trung ương, của các bộ, ngành và lồng ghép có hiệu quả từ các chương trình để đầu tư cho lĩnh vực giao thông trên địa bàn ,nguồn vốn chủ lực là từ ngân sách địa phương và huy động từ nhân dân. Huy động vốn đầu tư cho xây dựng các cơng trình giao thơng chủ yếu từ thu ngân sách và thu tiền sử dụng đất, huy động vốn từ nhân dân đóng góp, chủ yếu tập trung cho xây dựng các tuyến đường giao thơng liên khu, xóm.

* Vốn cho phát triển hệ thống điện

Trong những năm qua, tranh thủ huy động được vốn đầu tư từ Trung ương vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cho nên việc đầu tư xây dựng các cơng trình điện trên địa bàn tỉnh được thực hiện bởi nhiều chủ đầu tư và bằng nguồn vốn khác nhau. Nhưng điện lực Phú Thọ chỉ quản lý, đầu tư xây dựng các cơng trình điện có nguồn vốn từ nguồn vốn khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển của điện lực Phú Thọ. Cịn các cơng trình điện có giá trị lớn được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, WB, ADB… được xây dựng trên địa bàn tỉnh do Tổng Công ty Điện Lực I làm chủ đầu tư xây dựng theo thiết kế quy hoạch chung của Tổng công ty điện lực Miền Bắc (Điện lực Phú Thọ không quản lý theo dõi nguồn vốn này). Ngồi ra, cịn có một số cơng trình điện xây dựng trong nội bộ các cơ quan doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu đơ thị do các đơn vị đó làm chủ đầu tư và từ nguồn vốn tự có của các đơn vị. Một số cơng trình điện xây dựng ở các thơn, xã thì các thơn, xã làm chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư được huy động từ đóng góp của dân, vốn tự có của thơn, xã….

Trong giai đoạn 2006-2010 toàn tỉnh thực hiện xây mới 2 trạm biến áp (Ninh Dân, Phố Vàng), nâng công suất 4 trạm 110kV. Tổng công suất các

trạm 110kV tăng thêm là 180MVA. Khối lượng lưới trung áp mặc dù tăng nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở lưới 35kV với tổng khối lượng đường dây tăng thêm là 1.056,62km. Năm 2005, lưới điện trung áp của tỉnh chưa vận hành ở điện áp 22kV, đến nay đã vận hành 6 lộ (3 lộ sau trạm 110kV Việt Trì, 3 lộ sau trạm 110kV Bắc Việt Trì). Khối lượng lưới hạ áp tăng cao, gấp 3,38 lần so với năm 2005. Khối lượng trạm 110kV xây dựng mới đạt 24,2% so với quy hoạch (theo dung lượng trạm). Tổng dung lượng trạm 110kV nâng công suất đạt 58,4%, khối lượng đường dây xây dựng mới đạt 11,8%. Khối lượng hoàn thành thấp dẫn đến thực trạng hiện nay, phần lớn các trạm 110kV đều đã đầy và quá tải, khả năng dự phòng kém. Khối lượng lưới điện trung áp toàn tỉnh tăng cao so với quy hoạch. Tuy nhiên mới tập trung ở lưới điện 35kV. Khối lượng lưới điện 22kV đạt thấp: 26,8%. Nguyên nhân do thời gian qua, Công ty Điện lực Phú Thọ vẫn phát triển lưới điện trung áp 6kV, 10kV. Nhưng do khối lượng lưới điện này đạt tiêu chuẩn 22kV ở mức cao: Trạm 10(22)/0,4kV đạt 141,1%, trạm 6(22)/0,4kV đạt 221,4% nên hiện tại, lưới điện trung áp của tỉnh có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi về điện áp 22kV. Tại quyết định 4375/ QĐ-BCT ngày 6/8/2008 của Bộ Công thương phê duyệt hiệu chỉnh, bổ sung “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2015” đến năm 2015 công suất cực đại Pmax= 490 MVA.

Bảng 2.4: Tổng vốn đầu tư xây dựng mạng lưới cấp điện giai đoạn 2006 - 2010

STT Danh mục Số cơng trình (km) Vốn đầu tư (Tỷ đồng) 1 2 3 Lưới điện 220-110 kV Lưới trung áp Lưới hạ áp 264,5 779,0 1.674,0 56,9 235,0 160,9 Tổng 2.717,5 452,8 Nguồn: Sở Điện lực Phú Thọ

Bên cạnh số lượng người sử dụng điện tăng lên thì chất lượng và thái độ phục vụ của Công ty điện lực Phú Thọ cũng đã được cải tiến rất nhiều với

phương châm "khách hành là thượng đế", luôn đáp ứng yêu cầu sử dụng điện của người tiêu dùng, chính vì vậy, hàng năm mạng lưới cấp điện luôn từng bước được nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, xây dựng và sinh hoạt của nhân dân. Sản lượng điện thương phẩm năm 2010 đạt 1.224,21 triệu kWh với tổng doanh thu là 1.145,1 tỷ đồng, tăng 12,2 % so với năm 2009.

Bảng 2.5: Kết quả thực hiện của điện lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 -2010

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Điện thương phẩm Tỷ lệ tổn thất Giá bán Doanh thu tr.kwh % đ/kwh tỷ đồng 920,36 7,49 723,84 662,2 945,21 6,85 767,44 725,5 1066,32 7 769,14 820,1 1094,23 6,9 856,07 936,7 1224,21 7,5 935,4 1145,1 Nguồn: Sở Điện lực Phú Thọ.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tuy tỷ lệ phí tổn vẫn cịn cao nhưng doanh thu qua các năm ln tăng, giá cả cũng có biến động nhưng khơng đáng kể. Tuy nhiên, nếu so với đề án đã hiệu chỉnh được Bộ Công thương phê duyệt năm 2008 thì tỷ lệ này chỉ đạt xấp xỉ do điện thương phẩm chỉ đạt 60%. Nguyên nhân do các dự án đăng ký bổ sung quy hoạch như Nhà máy thép Bạch Hạc, thép Hòa Phát, thép Thăng Long… chậm hoặc chưa thực hiện. Vậy có thể nói rằng, trong thời gian qua, do có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan nên kết quả đạt được chưa vượt mức kế hoạch đề ra. Đó là năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt tỷ lệ cao nên nhu cầu dùng điện tăng mạnh, trong khi đó nhiều vùng bị hạn hán dẫn đến một số nhà máy thủy điện phải hoạt động cầm chừng, nguồn điện cung cấp chưa đủ. Đặc biệt, chiến lược phát triển của tỉnh đã và đang có nhiều chính sách thơng thống khiến các nhà đầu tư trong và ngồi nước có cơ hội đầu tư nên lượng điện tiêu dùng bị quá tải trong lúc điện lực không thể đáp ứng được một cách nhanh

chóng. Bên cạnh đó, do kế hoạch đầu tư xây dựng giao chậm, giải phóng mặt bằng khó khăn, giá cả vật tư có nhiều biến động, vốn đầu tư lại có hạn trong khi đó nhu cầu đầu tư sửa chữa lại cần nhiều vốn do vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh hiện nay (giá điện cao, tổn thất lớn,...).

*Vốn cho phát triển hệ thống cấp nước

- Vốn cho phát triển hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố Việt Trì. Từ năm 2000 trở về trước trên địa bàn thành phố Việt Trì chỉ có 1 nhà máy nước sạch. Nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn lúc nào cũng trong tình trạng thiếu nước do vậy phải tận dụng các nguồn nước từ nguồn nước giếng khơi, giếng khoan và các nguồn nước tự nhiên khác. Từ năm 2000, thành phố Việt Trì tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch trên cơ sở nguồn vốn ODA khơng hồn lại của Chỉnh phủ Cộng hịa Liên bang Đức và Chính phủ Việt Nam đồng tài trợ. Dự án này là một phần của dự án cấp nước đô thị Việt Nam được thực hiện theo biên bản

Một phần của tài liệu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh phú thọ (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w