Những vấn đề chung về quản lý TSCĐ tại công ty dịch vụ khí 1 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ tại công ty:

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại Công ty Dịch vụ Khí: Khóa luận tốt nghiệp (Trang 38 - 39)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ KHÍ

3.1 Những vấn đề chung về quản lý TSCĐ tại công ty dịch vụ khí 1 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ tại công ty:

3.1.1 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ tại công ty:

Tài sản cố định của Công ty Dịch vụ Khí là những tài sản có hình thái vật chất do công ty nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tài sản này có giá trị trên 10.000.000 đ (Mƣời triệu đồng) và thời gian sử dụng trên một năm. Giá trị đƣợc khấu hao một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích.

Với đặc điểm sản xuất của công ty là kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa, lắp đặt, nâng cấp cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ về hệ thống, dự án và các thiệt bị khí cho nên tài sản cố định trong công ty chiếm 1 tỷ trọng khá lớn so với nguồn vốn kinh doanh của công ty.

Nguyên giá của một tài sản cố định bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đƣa tài sản đó vào sử dụng.

Trích khấu hao tài sản cố định: công ty tiến hành trích khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng, tỷ lệ khấu hao hàng năm đƣợc áp dụng phù hợp với Thông tƣ số 203/2009/TT – BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/10/2009.

3.1.2 Phân loại:

Để có thể quản lý tốt TSCĐ hiện có của mình đòi hỏi đơn vị phải phân loại tài sản một cách hợp lý. Vì thế, đơn vị đ lựa chọn cho mình 2 cách phân loại TSCĐ nhƣ sau:

Thứ nhất, phân loại theo hình thái hiện hữu và kết cấu:

TSCĐ hữu hình bao gồm:

Nhà cửa, vật kiến trúc: Phòng lap di động, nhà để xe cẩu tại Xƣởng BDSC Đông Xuyên, …

Máy móc thiết bị: Bộ xạc ắc quy, bộ bình thở ôxy, máy dao động ký, máy bộ đàm, khoan bê tông, ròng rọc và tời điện, …

Phƣơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Xe ô tô tải cẩu, xe nâng hàng, xe nâng dầu, xe cẩu bánh lốp 40T, …

Thiết bị, dụng cụ quản lý: Máy lạnh, máy tính, máy in, máy photo kỹ thuật số, máy tính bàn, máy tính xách tay, ti vi treo tƣờng, tủ hồ sơ, bàn họp, bộ salon, …

39 Các loại TSCĐ khác: Đồ nghệ treo tƣờng, móc, kệ đồ nghề cửa cuốn, container, kệ đựng đồ, …

TSCĐ vô hình gồm:

Quyền phát hành

Bản quyền, bằng sáng chế Nh n hiệu hàng hóa

Phần mềm máy vi tính: Phần mềm quản lý các thiết bị đo kiểm, phần mềm điều hành trực tuyến SSP STM 3.8.1, phần mềm kế toán Bravo 4.1, …

Giấy phép và giấp phép nhƣợng quyền TSCĐ vô hình khác

Việc phân loại tài sản cố định theo hình thái hiện hữu và kết cấu sẽ rất thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối tƣợng sử dụng. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để kế toán có thể dễ dàng lập các sổ theo dõi chi tiết TSCĐ và xác định tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nhóm tài sản cố định khác nhau. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, bảo dƣỡng, sửa chữa (BDSC) cải hoán, nâng cấp các thiết bị, công trình khí nên số lƣợng TSCĐ hiện có của công ty là khá lớn. Đặc biệt là máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải truyền dẫn chiếm một tỷ trọng lớn cả về số lƣợng lẫn giá trị. Tại công ty hiện nay có TSCĐ thuê tài chính. Sau đây là bảng báo cáo tổng hợp TSCĐ tại công ty.

(Xem chi tiết tại phụ lục số 1).

Ngoài ra, TSCĐ còn đƣợc phân loại theo nguồn hình thành:

 TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu:  Vốn tổng công ty cấp

 Vốn tự bổ sung

 TSCĐ hình thành từ nguồn vốn đi vay

Việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành cho phép công ty nắm bắt đƣợc tình hình đầu tƣ TSCĐ cũng nhƣ các nguồn vốn tài trợ. Trên cơ sở đó cho phép công ty điều chỉnh việc đầu tƣ một cách hợp lý các nguồn tài trợ cho TSCĐ.

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định tại Công ty Dịch vụ Khí: Khóa luận tốt nghiệp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)