a) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ bình quân (ROA)
Trong đó:
Lợi nhuận ròng là chênh lệch giữa thu nhập và chi phì mà DN thực hiện trong kỳ sau khi trừ đi thuế TNDN. Chú ý ở đây muốn đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ thì lợi nhuận ròng chỉ bao gồm phần lợi nhuận do có sự tham gia trực tiếp của TSCĐ tạo ra. Vì vậy, phải loại bỏ lợi nhuận từ các hoạt động khác.
Ý nghĩa: Cho biết 1 đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Giá trị này càng lớn càng tốt.
b) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
Lợi nhuận ròng
TSCĐ bình quân
ROA =
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ TSCĐ bình quân
35 Trong đó:
TSCĐ bình quân =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra đƣợc bấy nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu quả TSCĐ càng cao.
c) Tỷ suất đầu tƣ TSCĐ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tƣ vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của DN. Nói cách khác, 1 đồng giá trị tài sản của DN là có bấy nhiêu đồng đƣợc đầu tƣ vào TSCĐ. Tỷ suất càng lớn thì chứng tỏ DN đ chú trọng đầu tƣ vào TSCĐ.
d) Kết cấu TSCĐ của DN
Căn cứ vào kết quả phân loại, có thể xây dựng các chỉ tiêu kết cấu TSCĐ của DN. Các chỉ tiêu này đều đƣợc xây dựng trên nguyên tắc chung là tỷ số giữa giá trị của 1 loại, 1 nhóm TSCĐ với tổng giá trị TSCĐ tại thời điểm kiểm tra. Các chỉ tiêu này phản ánh thành phần và quan hệ tỷ lệ các thành phần trong tổng số TSCĐ hiện có để giúp ngƣời quản lý điều chỉnh lại cơ cấu TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Việc tính toán các chỉ tiêu và phân tích một cách chính xác, chúng sẽ giúp cho DN đƣa ra đƣợc những quyết định tài chính đúng đắn, tránh l ng phí, đảm bảo tiết kiệm, tận dụng đƣợc năng suất làm việc của TSCĐ đó. Nhƣ vậy, việc sử dụng TSCĐ mới đạt hiệu quả cao.