Phát triển đô thị bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh (Trang 84 - 92)

1.3.2 .1Những mặt tích cực

3.3 Định hƣớng một số giải pháp sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả trong q trình đơ thị

3.3.2.5 Phát triển đô thị bền vững

Nhân tố quan trọng trong định hƣớng phát triển đô thị tại Quận là xây dựng đội ngũ các nhà chuyên môn, những ngƣời làm qui hoạch đầy đủ về số lƣợng và

chất lƣợng để đảm trách các khâu trong qui hoạch, xây dựng, phát triển đô thị đang đạt tốc độ cao nhƣ hiện nay. Hiện tại, lực lƣợng đội ngũ làm công tác này đang rất thiếu, mỏng và yếu. Lực lƣợng cán bộ chuyên môn hiện nay không đủ để giải quyết các công việc phức tạp và đa dạng của qui hoạch xây dựng, quản lí đơ thị. Cán bộ làm việc trong đội ngũ thanh tra xây dựng, kinh tế môi trƣờng... đôi khi không am tƣờng về công việc qui hoạch xây dựng đô thị. Đây là một thiếu hụt lớn cần đƣợc bổ sung. Vì thế, quận Bình Tân cần có kế hoạch đào tạo nhanh, đồng thời nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác qui hoạch, xây dựng đô thị với đủ năng lực chuyên môn, để cập nhật những thông tin, thay đổi mới trong công tác qui hoạch và quản lí. Những ngƣời này cần nắm bắt và am tƣờng các văn bản pháp luật về qui hoạch quản lí đơ thị mới để áp dụng trong thực tiễn một cách chính xác, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lập và quản lí qui hoạch. Ngồi ra, đội ngũ này phải có khả năng xây dựng chiến lƣợc qui hoạch, thực hiện và giám sát việc thực hiện các dự án đúng tiến độ và kế hoạch đã lập ra.

Một vấn đề quan trọng khác có vai trị quyết định đối với việc thực hiện các dự án có hiệu quả là nguồn vốn cho cơng việc nghiên cứu, triển khai qui hoạch xây dựng đô thị. Nguồn vốn này phải đủ để việc đầu tƣ chất xám, bố trí nhân lực cũng nhƣ nghiên cứu, thực hiện đƣợc các đồ án qui hoạch có chất lƣợng, nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Qui hoạch phải đƣợc giải quyết sớm, đƣợc tiến hành nghiên cứu và phê duyệt trƣớc một bƣớc, làm cơ sở cho việc thực hiện, triển khai các cơng việc tiếp theo của q trình xây dựng đơ thị. Do đó, để mục tiêu đến năm 2020 giữ lại đƣợc 3,9% đất nông nghiệp để tạo mảng xanh trên địa bàn quận là một công việc cấp bách đối với các cấp chính quyền quận, khơng chỉ tạo cảnh quan, môi trƣờng mà cịn định hƣớng phát triển đơ thị Bình Tân bền vững trong tƣơng lai các năm tiếp theo.

Một yêu cầu khó khăn, quan trọng khác là giải quyết đồng bộ việc phát triển kinh tế với khai thác tiềm năng, thế mạnh của quận, đồng thời vẫn đảm bảo môi trƣờng đơ thị. Việc đi tìm những dự án đầu tƣ để đơ thị có mức tăng trƣởng kinh tế cao và nhanh chóng có thể làm những giá trị về tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên,

môi trƣờng sinh thái của đô thị bị phá vỡ, xuống cấp và tốn rất nhiều kinh phí để phục hồi, nhƣ kênh Tham Lƣơng - Bến Cát - Rạch nƣớc lên là tuyến kênh chính dùng để tiêu thốt nƣớc của các quận nhƣ huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Gị Vấp, hiện nay đã bị ô nhiễm nặng, đặc biệt đoạn qua địa bàn quận Bình Tân. Vì vậy, cần có qui hoạch chiến lƣợc, định hƣớng cụ thể để phát triển đô thị trên cơ sở điều tiết hài hoà giữa phát triển trƣớc mắt và lâu dài, bảo vệ và tôn trọng tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ khai thác hiệu quả, hợp lí, phục vụ nhu cầu trƣớc mắt và cho lâu dài là việc làm hết sức cần thiết. Ngồi ra, việc qui hoạch xây dựng đơ thị phải phát huy đƣợc hết những tác động tích cực của nền kinh tế thị trƣờng, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực, đảm bảo sự phát triển hợp lí và bền vững.

Những năm gần đây, qua thực tế xây dựng đơ thị, vai trị của qui hoạch xây dựng đô thị ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhƣng thực tế công tác qui hoạch xây dựng đô thị đƣợc tiến hành và phê duyệt rất chậm, khiến nhiều trƣờng hợp bị thiếu hoặc khơng có qui hoạch xây dựng, ngoài ra một thực tế hiện nay làm cho tình trạng đất nơng nghiệp trên địa bàn quận Bình Tân bị bỏ hoang nhiều đó là quy hoạch treo làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời dân có đất bị ảnh hƣởng, kéo theo nhiều hệ lụy là tình trạng xây dựng tràng lang không theo định hƣớng, gây bức xúc trong nhân dân và làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng các đồ án quy hoạch. Vì thế cần có những qui định về thời gian xây dựng các dự án qui hoạch thật cụ thể và phải đƣợc giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan cấp cao hơn. Bên cạnh đó, việc định hƣớng phát triển đơ thị theo hƣớng phát triển các ngành dịch vụ phục vụ đời sống cần đƣợc triển khai thực hiện rộng khắp, để mọi cơng trình xây dựng đều hƣớng về mục tiêu đã định ra và thực hiện một cách triệt để.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Nhƣ vậy, sau hơn 10 năm thành lập, ta đã thấy rõ tác động của q trình đơ thị hố đến việc sử dụng đất nông nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh:

Q trình đơ thị hóa làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng nông nghiệp đô thị, làm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, cải thiện đời sống vật chất, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội của ngƣời dân.

Đơ thị hóa cũng làm mất dần diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn quận (221,72 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp), kết quả là ngƣời nơng dân khơng cịn đất để canh tác (bị mất đất hoặc bỏ trống đất, khơng thể canh tác đƣợc vì ơ nhiễm mơi trƣờng).

Đơ thị hóa làm tăng thêm sự chênh lệch về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo nên sự phân tầng trong xã hội và nảy sinh các tệ nạn xã hội, làm mất trật tự an ninh xã hội.

Đơ thị hóa làm ảnh hƣởng rất lớn đến mơi trƣờng sống của ngƣời dân. Có 90% ý kiến ngƣời dân cho rằng phần lớn đất nơng nghiệp cịn lại đã bị ô nhiễm, 89% ý kiến cho rằng môi trƣờng nƣớc ngày càng bị ô nhiễm và 100% các hộ đƣợc lấy ý kiến đều nhận định rằng môi trƣờng không khí ngày càng bị ơ nhiễm dƣới tác động của đơ thị hóa.

Đơ thị hóa làm cho nơng dân có đất bị thu hồi trong vùng đơ thị hóa khơng cịn là nơng dân nữa nhƣng họ không đƣợc chuẩn bị để trở thành lực lƣợng lao động trong cơ cấu kinh tế đơ thị nên họ khơng có việc làm (chiếm 15,8%) dẫn đến nguy cơ nghèo đói và mất an ninh xã hội.

Theo quy hoạch đến năm 2020, tất cả diện tích đất trồng lúa hiện tại sẽ chuyển mục đích hết sang đất phi nơng nghiệp để phục vụ các cơng trình, dự án phát triển đơ thị của quận. Ngoài ra theo đồ án quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân đến năm 2020 dự báo dân số là 550.000 ngƣời nhƣng đến năm 2013 dân số quận Bình Tân đã lên đến 653.543 ngƣời, áp lực dân số tăng nhanh và gây

áp lực mạnh mẽ lên quỹ đất nơng nghiệp. Do đó, để đảm bảo sử dụng phần đất nông nghiệp đúng định hƣớng, quy hoạch đã đề ra và để đảm bảo an ninh kinh tế, văn hoá xã hội cho cƣ dân vùng đơ thị hố làm cơ sở cho sự phát triển đô thị quận Bình Tân bền vững đến năm 2020 thì địa phƣơng cần thực hiện các giải pháp hợp lý nhƣ có các kế hoạch tái định cƣ, đền bù đất đai hợp lí; hồn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ngƣời dân; xây dựng các chƣơng trình hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có đƣợc từ đền bù, sang nhƣợng đất đai. Quan trọng hơn cả là xây dựng thêm nhiều cơ sở dạy nghề cho tầng lớp thanh niên, tổ chức các lớp tập huấn về trồng hoa lan, cây cảnh, nuôi chim, cá cảnh để chuyển đổi mơ hình cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, giúp họ thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ tay nghề nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội, đồng thời tạo nguồn lao động có chất lƣợng để phục vụ hiệu quả cho q trình đơ thị hóa và việc sử dụng hợp lý phần diện tích đất nơng nghiệp cịn lại trên địa bàn quận Bình Tân định hƣớng đến năm 2020.

Kiến nghị

Cần mở các buổi hội thảo chuyên đề về nông nghiệp đô thị giúp những ngƣời cịn đất nơng nghiệp trên địa bàn quận nắm vững kỹ thuật sản xuất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao cho phù hợp với yêu cầu phát triển.

Đối với các dự án phát triển đô thị sẽ triển khai thực hiện giai đoạn 2015 - 2020, đề nghị UBND quận cần có biện pháp phối hợp với các chủ đầu tƣ dự án tại địa bàn quận trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp sau khi mất đất, đặc biệt là lao động trẻ để có thể giải quyết việc làm cho họ.

Cần có biện pháp thúc đẩy tiến độ các cơng trình cải tạo mơi trƣờng trên địa bàn quận để có thể cung cấp nguồn nƣớc canh tác cho phần đất nơng nghiệp cịn lại, đảm bảo sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tại địa phƣơng.

Cần tăng cƣờng công tác phối hợp giữa quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đất và tạo không gian cho quy hoạch phát triển đô thị bền vững hƣớng đến giữ lại 3,9% đất nông nghiệp đến năm 2020 để tạo mảng xanh cho đơ thị quận Bình Tân.

Tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, về xây dựng, về quy hoạch đô thị trên địa bàn quận Bình Tân, đặc biệt là cơng tác quy hoạch đơ thị cần định hƣớng, tuyên truyền, niêm yết công khai các đồ án quy hoạch đô thị đã đƣợc duyệt để ngƣời dân biết và có ý kiến đóng góp, phản biện để các đồ án quy hoạch đi vào thực tế chứ khơng phải có ý nghĩa trên giấy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Tuấn Anh, 2011. Ảnh hƣởng của q trình đơ thị hóa đến biến động đất đai và đời sống của ngƣời dân quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 - 2010, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.

2. Bassand, Michel (chủ biên), 2001. Đơ thị hóa, khủng hoảng sinh thái và phát triển bền vững, Nxb Trẻ.

3. Nguyễn Thế Bá, 1997. Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, NXB Xây dựng Hà Nội.

4. Vũ Thị Bình, 2006. Giáo trình quy hoạch tổng thể phát triển nông thôn, Nxb

Nông nghiệp.

5. Cục Thống Kê Thành phố Hồ Chí Minh. Niên giám thống kê năm 2009, 2012. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014.

6. Nguyễn Thị Định, 2011. Ảnh hƣởng của đơ thị hố đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2010, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp.

7. Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết Thịnh, 2008. Phân tích dịng di cƣ và tính chọn lọc của di cƣ vào thành phố lớn ở Việt Nam trong thập kỷ 90 (thế kỉ XX) và thập kỷ đầu thế kỷ XXI), Tạp chí khoa học Đại học sƣ phạm Hà Nội, tr.3 - 16. 8. Nguyễn Thanh Hà; Khƣơng Văn Mƣời, 2006. Lý thuyết quy hoạch đô thị, Khoa Quy hoạch - Trƣờng Đại học kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.

9. Đặng Thái Hồng, 2000. Lịch sử đơ thị. NXB Xây dựng, Hà nội

10. Nguyễn Minh Hịa, 2005. Vùng đơ thị Châu Á và TPHCM, Nxb Tổng hợp TPHCM.

11. Học viện Chính trị khu vực II. Đơ thị hóa và chính sách phát triển đơ thị trong CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb CTQG, HN 1998, tr10.

12. Hoàng Cao Liêm, 2013. Những bất cập trong q trình đơ thị hố ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11/2013.

13. Niên giám Thống kê Quận Bình Tân từ năm 2004 đến 2013, Phòng thống kê Quận Bình Tân.

14. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009. Nghị định Chính Phủ về việc phân loại đô thị Việt Nam.

15. Ngân hàng Thế giới, tháng 11 năm 2011. Báo cáo đánh giá Đơ thị hóa ở Việt Nam.

16. Quyết định số 6012/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012 phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân đến năm 2020.

17. Quyết định số 3301/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 5 năm (2011-2015) quận Bình Tân.

18. Dƣ Phƣớc Tân, 2004. Đơ thị hố Tp. HCM – 30 năm nhìn lại, Viện nghiên cứu phát triển Tp. HCM.

19. Phạm Thị Xuân Thọ, 2002. Di dân thành phố Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Luận án tiến sĩ Địa lý.

20. Phạm Thị Xuân Thọ, 2008. Địa lý đô thị, Nxb Giáo dục.

21. Nguyễn Thị Thiềng, Lê Thị Hƣơng, Phạm Thúy Hƣơng, Vũ Hoàng Ngân, Trần Thị Thanh Thúy, 2008. Di chuyển để sống tốt hơn – Di dân nội thị tại Tp. HCM và Hà Nội, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

22. Đào Hoàng Tuấn, 2008. Phát triển bền vững đô thị: Những vấn đề lý luận và

kinh nghiệm của thế giới. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

23. Tôn Nữ Quỳnh Trân, 2003. Vấn đề phát triển đô thị bền vững tại Tp. Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm từ một số thành phố lớn ở Đông Nam Á, đề tài nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn.

24. Tôn Nữ Quỳnh Trân (Chủ biên và đồng tác giả), 2004. Những giá trị văn hóa đơ thị cơ bản của TP. Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn.

25. Nguyễn Sự, 2012. “Ban hành Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển TP.Hồ Chí Minh”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014. 26. Phan Huy Xu, 2005. Thực trạng đời sống xã hội của ngƣời dân thuộc diện tái định cƣ tại TP. Hồ Chí Minh, đề tài nghiên cứu.

27. Phạm Thị Bích Yên, 2011. Đơ thị hố Việt Nam trong q trình cơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)