Nghề nghiệp của các hộ đƣợc điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh (Trang 62 - 64)

Đơn vị: %

Nghề nghiệp Năm So sánh

2004 2009 2013 2013/2004 2013/2009

Nông nghiệp 52,3 9,95 1,26 -51,04 -8,69 Công nghiệp 5,23 10,55 12,85 7,62 2,3 Tiểu thủ công nghiệp 13,8 24,08 31,12 17,32 7,04 Thƣơng mại-Dịch vụ 7,28 26,32 30,54 23,26 4,22

Cán bộ 3,9 5,3 7,26 3,36 1,96

Làm theo thời vụ 17,49 23,8 16,97 -0,52 -6,83 Thất nghiệp 6,12 7,26 15,8 9,68 8,54

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ tháng 10/2014

Năm 2004, có 52,3% lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nhƣng lực lƣợng này bị giảm mạnh theo thời gian, đến năm 2009 còn lại 9,95%, năm 2013 chỉ còn 1,26% lao động nông nghiệp với các nghề nhƣ trồng lan, rau muống và nuôi cá

cảnh. Đất đai bị thu hồi, ngƣời nông dân bị mất đi công cụ kiếm sống của mình. Đổi lại là họ có đƣợc một nguồn vốn từ việc hỗ trợ đền bù cộng với cơ hội tiếp xúc với thị trƣờng nhiều hơn nên ngƣời dân có nhiều điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Chuyển đổi theo hƣớng tích cực, ngƣời lao động tìm kiếm việc làm mới cho mình bằng cách chuyển đổi ngành nghề sang các lĩnh vực phi nông nghiệp. Tăng nhanh nhất là tỷ lệ lao động trong ngành kinh doanh thƣơng mại - dịch vụ (năm 2013 là 30,54% tăng thêm 23,26% so với năm 2004 là 7,28%), sau đó là lao động trong ngành tiểu thủ công nghiệp (năm 2013 là 31,12% tăng thêm 17,32% so với năm 2004 là 13,8%) và làm thuê. Những lao động đó thay đổi hồn toàn phƣơng thức kiếm sống của mình, khơng làm nơng nghiệp mà chuyển sang kinh doanh dịch vụ nhƣ xây nhà trọ cho thuê, bán hàng tạp hóa, sửa chữa xe máy...; làm cơng nghiệp nhƣ đồ gỗ gia dụng, làm nhơm kính, đóng giày, may mặc,…; làm các ngành tiểu thủ cơng nghiệp nhƣ mỹ nghệ và trang trí nội thất, gia cơng cơ khí,…; làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp.

Mặt khác, việc bị mất đất sản xuất cộng với trình độ thấp nên một số ngƣời khơng tìm đƣợc việc làm phù hợp và kết quả là họ bị thất nghiệp. Theo số liệu khảo sát, năm 2004 chỉ có 6,12% ngƣời thất nghiệp, nhƣng đến 2013, số lao động thất nghiệp là 15,8%. Tình trạng lao động mất việc làm dẫn đến đời sống khó khăn, tạo sức ép về lao động và việc làm cho xã hội.

Nhƣ vậy, q trình đơ thị hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông hộ theo hƣớng giảm dần lao động nông nghiệp và tỉ trọng trong giá trị sản xuất do giảm tỉ lệ đất nơng nghiệp. Ngồi ra, tỉ lệ trồng lúa tại các gia đình cịn rất thấp, đa phần chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc trồng cây cảnh, cây ăn trái. Những hoạt động này mang lại giá trị kinh tế cao hơn và ít tốn lao động hơn so với trồng trọt trƣớc đây. Đô thị hóa cịn làm cho ngành dịch vụ phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong phần lớn các hộ dân cƣ, ngành dịch vụ chƣa mang lại hiệu quả kinh tế cao vì các ngành dịch vụ chủ yếu của dân cƣ là buôn bán nhỏ hoặc lái xe ôm.

Bên cạnh đó, trình độ lao động có tác động rất lớn đến việc làm của ngƣời dân, sau khi bị thu hồi đất, để tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập thì ngƣời lao

động phải khơng ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để có thể chuyển sang cơng việc mới phù hợp với mỗi ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)