:Thông tin cơ bản của chủ hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh (Trang 42 - 50)

Phƣờng TTA BHH BHHA BHHB BTĐ Tổng Tuổi <40 7 5 3 9 5 29 40-60 9 14 15 8 13 59 >60 4 1 2 3 2 12 Giới tính Nam Nữ 15 5 17 3 13 7 12 8 14 6 71 29 Diện thu hồi đất Một phần 6 5 3 7 4 25 Hoàn toàn 14 15 17 13 16 75

Ghi chú:

TTA: phường Tân Tạo A BHH: phường Bình Hưng Hịa BHHA: phường Bình Hưng Hịa A BHHB: phường Bình Hưng Hịa B BTĐ: phường Bình Trị Đơng

2.4.1.4 Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và dự báo

Đây là phƣơng pháp dùng để phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến đời sống và việc làm của ngƣời dân, đến môi trƣờng khu vực nghiên cứu. Từ kết quả tổng hợp phân tích tài liệu nghiên cứu và căn cứ vào thực trạng đơ thị hóa và ảnh hƣởng của đơ thị hóa đến quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp quận Bình Tân, phƣơng pháp dự báo ngắn hạn đƣợc sử dụng cho việc dự báo các nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp là bao nhiêu để đáp ứng cho q trình đơ thị hóa của vùng nghiên cứu.

2.4.1.5 Phƣơng pháp chuyên gia

Kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất tại địa phƣơng, các viện, trƣờng sẽ giúp chỉnh lý và bổ sung những kiến thức còn thiếu trong q trình nghiên cứu nhằm đánh giá chính xác hiện trạng đơ thị hóa đang diễn ra và định hƣớng các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững nhằm đƣa ra đề xuất trong đề tài.

2.4.1.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thô thu thập đƣợc trong việc điều tra xã hội học đã đƣợc xử lý bằng SPSS 20.0 và MS Excel. Phƣơng pháp phân tổ thống kê và thống kê mô tả đƣợc coi là chủ đạo trong quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá, phân tích, so sánh để đạt đƣợc kết quả đúng thực trạng vấn đề nghiên cứu.

2.5 Đặc điểm địa bàn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh 2.5.1 Điều kiện tự nhiên 2.5.1 Điều kiện tự nhiên

Quận Bình Tân đƣợc thành lập theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, trên cơ sở từ 3 xã (Bình Hƣng Hịa, Bình Trị Đơng, Tân Tạo) và 1 thị trấn (An Lạc) của huyện Bình Chánh (cũ) với dân số vào thời điểm đó là 312.000 ngƣời. Hiện quận Bình Tân có 10 phƣờng (Bình Hƣng

Hịa, Bình Hƣng Hịa A, Bình Hƣng Hịa B, Bình Trị Đơng, Bình Trị Đơng A, Bình Trị Đơng B, Tân Tạo, Tân Tạo A, An Lạc, An Lạc A) với dân số năm 2013 là trên 653.543 ngƣời. Là quận có vị trí tiếp giáp cửa ngõ phía Tây TPHCM, Bình Tân với nguồn nhân lực đa dạng thích ứng cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phát triển tại địa phƣơng và một số cơng trình đã hồn thành đƣa vào sử dụng, bƣớc đầu phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế quận tiếp tục phát triển; quận cịn gần 1.900 ha đất nơng nghiệp cho q trình đơ thị hóa.

Quận Bình Tân có vị trí quan trọng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, đƣờng cao tốc Sài Gòn - Trung Lƣơng nối giữa TP.HCM với các tỉnh Miền Tây và tuyến Đại lộ Đông Tây nối giữa các tỉnh Miền Tây với các tỉnh miền Đơng. Quận Bình Tân là nơi trung chuyển, tái chế, bảo quản sản phẩm rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp chế biến, thƣơng mại - dịch vụ, tạo việc làm, thu hút nhân lực lao động, thuận lợi cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đơ thị mới.

Phần tiếp giáp:

- Phía Bắc: giáp Quận 12, huyện Hóc Mơn.

- Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh). - Phía Đơng: giáp quận Tân Phú, Quận 6, Quận 8.

- Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).

Địa hình: quận Bình Tân thấp dần theo hƣớng Đông Bắc- Tây Nam, đƣợc chia làm hai vùng:

 Vùng 1: Vùng cao dạng địa hình bào mịn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m tập trung ở phƣờng Bình Trị Đơng, phƣờng Bình Hƣng Hồ.

 Vùng 2: Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: phƣờng Tân Tạo và phƣờng An Lạc.

Khí hậu: Khí hậu của Quận cũng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thuộc vùng khí hậu của TP HCM với các đặc điểm nhƣ sau: nhiệt độ cao đều trong năm có hai mùa mƣa - khơ. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

2.5.2 Các nguồn tài nguyên 2.5.2.1. Tài nguyên đất 2.5.2.1. Tài nguyên đất

Tồn quận hiện có 5188,43 ha đất tự nhiên, chiếm 2,47% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố, trong đó đã khai thác đƣa vào sử dụng 5181,77 ha (chiếm 99,98% tổng diện tích đất tự nhiên của quận). Diện tích đất chƣa sử dụng cịn lại khơng đáng kể, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,014% tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này cho thấy tài nguyên đất của quận đang đƣợc khai thác sử dụng khá triệt để và có hiệu quả. Về mặt thổ nhƣỡng, đất đai của quận đƣợc chia thành 3 loại đất chính:

- Đất xám: Có diện tích khoảng 2520 ha, chiếm 48,56% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Bắc quận thuộc địa bàn các phƣờng Bình Trị Đơng, Bình Trị Đơng A, Bình Trị Đơng B, Bình Hƣng Hịa, Bình Hƣng Hịa A, Bình Hƣng Hịa B.

- Đất phù sa: Có diện tích 1.490 ha, chiếm 28,72% diện tích đất tự nhiên, đa phần thuộc lãnh thổ các phƣờng Tân Tạo, Tân Tạo A và Bình Trị Đơng.

- Đất phèn: có diện tích 1.094 ha, chiếm 21,08% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các phƣờng An Lạc, An Lạc A và Tân Tạo.

2.5.2.2. Tài nguyên nƣớc

- Nguồn nƣớc mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên (bình quân 1983 mm/năm) và lƣu lƣợng của các sơng Sài Gịn, Nhà Bè - Sồi Rạp, Vàm

Cỏ Đông. Tuy nhiên do chịu ảnh hƣởng nƣớc thải của Thành Phố theo các kênh Tàu Hủ, Tân Hóa - Lị Gốm, kênh đơi, rạch Nƣớc Lên đổ về cũng nhƣ nguồn nƣớc thải từ các khu công nghiệp, khu dân cƣ trên địa bàn quận đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng nƣớc mặt gây ô nhiễm tác động xấu đến đời sống nhân dân.

- Nguồn nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở các tầng chứa pleitoxen ở độ sâu 100 - 300 m, đây là nguồn nƣớc có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên chất lƣợng nƣớc ngầm ở phía Bắc quận cao hơn ở phía Nam, nguyên nhân vào mùa khơ phần lớn nguồn nƣớc ngầm ở phía Nam quận bị nhiễm phèn, gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng.

2.5.2.3 Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn quận hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 91,27% tổng dân số) và dân tộc Hoa (chiếm 8,45%), còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mƣờng, Nùng, ngƣời nƣớc ngoài…. Với những nét đặc trƣng riêng biệt về tập quán sinh hoạt của mỗi cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá truyền thống của quận.

Về tôn giáo, trên địa bàn quận có đạo phật giáo, thiên chúa giáo, tin lành, cao đài, hòa hảo, hồi giáo,... trong đó phật giáo chiếm 67,6%, thiên chúa giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân theo đạo với nhiều lễ hội đặc sắc mang tính văn hố cao.

Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, ngƣời dân Bình Tân cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cƣờng, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt đƣợc cùng với đơng đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, Bình Tân có điều kiện để phát triển mạnh nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

2.5.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong quá trình phát triển chung của Thành phố, Bình Tân đề ra mục tiêu phấn đấu, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài quận, tạo điều kiện cho

cơ cấu kinh tế dịch chuyển nhanh theo đúng hƣớng “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”.

Sau hơn 10 năm thành lập, quận Bình Tân đã có mức tăng trƣởng kinh tế vƣợt bậc, liên lục 6 năm (2008 - 2013) thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng. Riêng năm 2013, mặc dù kinh tế vẫn cịn khó khăn nhƣng ƣớc thu ngân sách đạt 1.552,416 tỷ đồng, tăng 339,05% so với năm đầu thành lập quận. Kinh tế quận Bình Tân liên tục 10 năm tăng trƣởng ở mức cao và ổn định, tốc độ tăng bình quân là 30,3%/năm, giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2009 tăng bình quân 32,93%/năm, từ 2010 đến nay do bị ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và sự suy thối kinh tế của đất nƣớc nên có giảm sút nhƣng tốc độ tăng trƣởng vẫn đạt trên 28%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”. Đến năm 2013, có trên 34.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể, tăng 216,89% so với ngày đầu thành lập quận. Các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn là may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ kim loại, cao su, plastic và sản xuất da giày chiếm 52,5%. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ phát triển nhanh hơn ngành cơng nghiệp, có tốc độ tăng trƣởng hàng năm cao hơn, cụ thể: Về thƣơng mại - dịch vụ, tổng doanh thu 10 năm đạt 50.876 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình qn 39,35%/năm. Về cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tổng giá trị sản phẩm đạt 50.876 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình qn 27,15%/năm. Các ngành cơng nghiệp phát triển theo hƣớng tạo ra sản phẩm có chất lƣợng, hàm lƣợng cơng nghệ cao, không ảnh hƣởng đến mơi sinh, mơi trƣờng. Quận đã cơ bản hồn thành di dời theo kế hoạch đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe của nhân dân. Riêng về nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao gắn với thị trƣờng liền kề, đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng phục vụ đô thị xanh, sạch, đẹp, cải thiện môi trƣờng sinh thái nhƣ: trồng cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh, ni cá kiểng...

Từ năm 2008, quận Bình Tân gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng của thành phố và liên lục 6 năm (2008 - 2013) thu đạt trên 1.000 tỷ đồng. Riêng năm 2013,

mặc dù kinh tế vẫn cịn khó khăn nhƣng ƣớc thu ngân sách của quận Bình Tân đạt 1.552,416 tỷ đồng, tăng 339,05% so với năm đầu thành lập quận. Tổng thu ngân sách địa phƣơng 10 năm là 4.693 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm 1,43%, năm 2004 thu 203,665 tỷ đồng, đến năm 2013 ƣớc thu ngân sách 732,886 tỷ đồng, tăng 259,84%.

Đầu tƣ xã hội từ năm 2003 đến năm 2013 đạt 99.215,94 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách chiếm 8,4% tổng vốn đầu tƣ); tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội hàng năm đều tăng cao, cụ thể: năm 2004 là 6.164,8 tỷ đồng (vốn ngân sách 308,24 tỷ đồng, chiếm 5%), đến năm 2013 là 12.000 tỷ đồng (vốn ngân sách 968,5 tỷ đồng, chiếm 8,07%). Nguồn vốn đầu tƣ xã hội tập trung vào các cơng trình giao thơng, y tế, giáo dục và đào tạo, nhiều nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy nhanh q trình đơ thị hóa trên địa bàn quận. Đạt đƣợc những kết quả trên là do quận có nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển, trong đó vấn đề quyết định là hoàn thành nhanh công tác quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 và không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tƣ. Trong đó, từ năm 2003 đến năm 2013, quận đã xây dựng 29 trƣờng học, trong đó có 10 trƣờng mầm non, 10 trƣờng tiểu học, 8 trƣờng THCS, 6 trƣờng THPT, tăng gần 1.500 giáo viên. Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ xây dựng, thành lập đƣợc trên 180 trƣờng tƣ thục các cấp.

Chƣơng 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng q trình đơ thị hóa tại quận Bình Tân 3.1.1 Biến động dân số trong q trình đơ thị hóa 3.1.1 Biến động dân số trong q trình đơ thị hóa 3.1.1.1 Sự gia tăng dân số

Sau 10 năm đƣợc thành lập, dân số Quận Bình Tân đã tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu điều tra dân số giữa kỳ năm 2004, quận Bình Tân có 394.135 ngƣời thực tế cƣ trú. Đến năm 2009, kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở cho thấy con số này đã lên đến 572.132 ngƣời. Năm 2013, dân số của quận là 653.543 ngƣời, là đơn vị có dân số lớn thứ hai trong số các đơn vị hành chính cấp huyện cả nƣớc, chỉ sau thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm là 7,31%. Dân số quận tăng nhanh chủ yếu do dân nhập cƣ từ các địa phƣơng khác đến sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)